Ăn quá nhiều khoai lang gây những tác dụng phụ nghiêm trọng

Ăn quá nhiều khoai lang gây những tác dụng phụ nghiêm trọng

Nếu đã từng biết đến vô vàn công dụng của khoai lang đối với sức khỏe, bạn cũng nên cập nhật những tác phụ không mong muốn khi ăn quá nhiều khoai lang.

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu những tác hại khi ăn quá nhiều khoai lang, cần tìm hiểu qua về khoai lang cũng như những công dụng của nó khiến cho nhiều người đã vô tình sử dụng lượng lớn loại sản phẩm này.

Tìm hiểu về khoai lang

Nguồn gốc

Khoai lang có tên khoa học là Ipomoea batatas, là một loại rau củ ngọt, giàu dinh dưỡng được trồng phổ biến trên khắp thế giới. Nguồn gốc nguyên thủy của khoai lang bắt nguồn từ Châu Mỹ (Trung hoặc Nam Mỹ). Loại cây này có quan hệ họ hàng xa với khoai tây và quan hệ họ hàng rất xa với khoai mỡ. Khoai lang thuộc họ bìm bìm (convolvulaceae). Cây thân thảo, sống hàng năm, thân mềm bò hoặc leo. Hoa có tràng hợp và kích thước trung bình. Lá mọc so le hình tim hay xẻ thùy chân vịt. Rễ khoai lang có hình dáng thuôn dài và thuôn, lớp vỏ nhẵn nhụi, màu từ đỏ, tím, nâu hay trắng. Lớp cùi thịt có màu trắng, vàng, tím hoặc cam.

Phân loại

Có rất nhiều giống khoai lang khác nhau, trong đó 3 loại khoai lang cơ bản nhất là: khoai lang mật, khoai lang trắng và khoai lang tím.

Khoai lang mật (hay còn gọi là khoai lang vàng) được xem như loại khoai “thượng phẩm” trong tất cả các loại khoai lang vì có giá trị dinh dưỡng rất cao. Điểm đặc biệt của loại khoai này chính là để càng lâu thì giá trị dinh dưỡng càng cao. Khoai lang mật nếu được chế biến ở dạng củ tươi, bạn sẽ không sử dụng được hết lượng chất dinh dưỡng có trong loại củ này. Thông thường, sau khi thu hoạch, nên để một thời gian để khoai để khoai lang mật héo đi, lượng đường trong củ sẽ tăng lên rất nhiều, thậm chí có thể dùng làm nguyên liệu chính cho các món ăn không đường.

Khoai lang trắng là loại củ hay mọc ở vùng đồi núi, chúng chứa nhiều chất xơ và ít đường. Một số nghiên cứu cho thấy, chiết xuất từ phần caiapo trong khoai lang trắng có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và cholesterol, nên rất tốt cho người bệnh tiểu đường tuýp 2.

Khoai lang tím còn được gọi với tên khoai lang Peru, có tên khoa học là Solanum andigenum. Loại khoai này rất giàu chất anthocyanin – một chất có thể giúp giảm cơn đau tim, giảm thiểu các tổn thương não liên quan đến đột quỵ. Ngoài ra, chúng còn giúp ngăn ngừa sự hình các cục máu đông trong lòng mạch máu.

Mặc dù khoai lang giàu tinh bột, nhiều carbs và calo, nhưng loại củ này lại chứa đầy chất dinh dưỡng, bao gồm protein, vitamin A, vitamin C, kali, magie, sắt. Nhờ thành phần dinh dưỡng tuyệt vời, khoai được khuyến khích cho những người đang giảm cân, mắc các vấn đề về hô hấp, chống viêm khớp và đối phó với loét dạ dày. Khoai lang là loại thực phẩm an toàn để tiêu thụ cho tất cả mọi người. Nhưng cũng chính vì điều này mà nhiều không tìm hiểu kỹ đã vô tình “thần thánh hóa” và vô tư ăn quá nhiều khoai lang mà bỏ qua một số lưu ý khi tiêu thụ nó.

nhung-tac-dung-phu-khi-an-qua-nhieu-khoai-lang-1
Cẩn thận những tác dụng phụ khi ăn quá nhiều khoai lang. Ảnh: VTC News.

Một số tác hại khi ăn quá nhiều khoai lang

Chướng bụng đầy hơi

nhung-tac-dung-phu-khi-an-qua-nhieu-khoai-lang-6
Ăn quá nhiều khoai lang sẽ gây đầy hơi, chướng bụng. Ảnh: VTC News.

Chúng ta biết rằng khoai lang thuộc nhóm thực phẩm có hàm lượng carbohydrate tương đối lớn, chủ yếu là carbohydrate phức tạp (thường biết đến là tinh bột), chiếm tới hơn 20% tổng thành phần dinh dưỡng. Chính vì lý do đó, nếu ăn quá nhiều khoai lang có thể làm tăng giải phóng khí carbon dioxide trong đường ruột, dẫn tới chướng bụng đầy hơi.

Sỏi thận

Khoai lang cũng chứa nhiều axit oxalic – một loại axit hữu cơ. Thêm quá nhiều khoai lang vào chế độ ăn uống khi bị sỏi thận có thể gây bất lợi cho những người đã bị sỏi thận. Axit oxalic bắt đầu lắng đọng trên viên sỏi đã tồn tại, làm tăng các triệu chứng và cơn đau. Theo nhà dinh dưỡng học Seema Khanna tại Mumbai, khoai lang có hàm lượng axit oxalic cao, do đó những người có nguy cơ hình thành sỏi thận chỉ nên thỉnh thoảng ăn.

nhung-tac-dung-phu-khi-an-qua-nhieu-khoai-lang-2
Ăn quá nhiều khoai lang có khả năng gây sỏi thận. Ảnh: VTC News.

Khó chịu ở dạ dàyKhoai cũng chứa mannitol, một loại carbohydrate được gọi là rượu đường hoặc polyol. Mặc dù không có hại khi sử dụng loại carbohydrate này, nhưng nếu tiêu thụ quá mức có thể gây bất lợi cho những người bị chứng khó chịu ở dạ dày. Ăn khoai lang quá nhiều khi bụng bị khó chịu có thể dẫn đến tiêu chảy, đau bụng, chướng bụng. Vì vậy, khi bị đau dạ dày cách tốt nhất là bạn nên tránh chúng.

Bệnh tiểu đường

nhung-tac-dung-phu-khi-an-qua-nhieu-khoai-lang-3
Người có nguy cơ hoặc đang bị tiểu đường không nên ăn quá nhiều khoai lang.

So với khoai tây, khoai lang có chỉ số đường huyết thấp hơn và được coi là tốt cho sức khỏe hơn. Các nghiên cứu cũng cho thấy ăn khoai lang có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin. Chứa nhiều chất xơ và hàm lượng chỉ số đường huyết thấp, khoai lang có thể giúp kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều, nếu không nó có thể dẫn đến tăng đột biến lượng đường trong máu.

Vấn đề về tim

nhung-tac-dung-phu-khi-an-qua-nhieu-khoai-lang-4
Sức khỏe trái tim có khả năng bị đe dọa nếu ăn quá nhiều khoai lang. Ảnh: VTC News.

Là một nguồn cung cấp kali dồi dào, khoai lang có thể giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim. Nhưng khi tiêu thụ quá mức dẫn đến lượng kali dư ​​thừa, gây ra tăng kali máu hoặc nhiễm độc kali và có thể là lý do gây đau tim.

Ngộ độc vitamin A

nhung-tac-dung-phu-khi-an-qua-nhieu-khoai-lang-5
Đừng ăn quá nhiều khoai lang nếu không muốn bản thân bị ngộ độc vitamin A. Ảnh: VTC News.

Loại củ này có hàm lượng vitamin A cao và việc tiêu thụ quá nhiều loại vitamin này có thể dẫn đến ngộ độc vitamin A. Các triệu chứng của tình trạng này có thể bao gồm đau đầu và phát ban. Tiêu thụ quá nhiều vitamin A trong thời gian dài cũng có thể là lý do khiến tóc thô, rụng một phần tóc (bao gồm cả lông mày), môi nứt nẻ và da khô ráp. Liều lượng lớn vitamin A kéo dài cũng có thể gây tổn thương gan.

 

Lượng vitamin A được khuyến nghị hàng ngày (RDA) là 700 mcg đối với phụ nữ và 900 mcg đối với nam giới, hãy dựa vào con số này để xác định lượng khoai lang tối đa ăn vào. Bên cạnh đó, nếu bạn đang mắc các vấn đề về thận, tiểu đường và tim, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để ăn khoai lang đúng cách, với lượng hợp lý.

LƯƠNG TRÂM (Vov.vn)

Tổng hợp theo VOH & VTCNews

 

“Đạm” khoai lang tốt cho sức khỏe như thế nào? (doctor247.vn)

Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận