Hội chứng sợ biển (thalassophobia) là gì? - Doctor247

Hội chứng sợ biển (thalassophobia) là gì?

Hội chứng sợ biển là một tình trạng đáng sợ và cảm giác sợ hãi khi tiếp xúc với biển hoặc đứng trước biển cả. Nguyên nhân và cách đối phó với hội chứng sợ biển là gì?

Hội chứng sợ biển thalassophobia là gì?

Thalassophobia là gì? Hội chứng sợ biển thalassophobia là nỗi ám ảnh đại dương hoặc các vùng nước sâu nói chung. Khi họ ở gần biển hoặc đại dương, những người mắc hội chứng thalassophobia cảm thấy lo lắng, hoảng loạn hoặc có hành vi trốn tránh.

Đặc biệt, trong quá khứ những người từng có trải nghiệm tiêu cực về các thảm kịch liên quan đến nước, như suýt chết đuối, họ dễ mắc hội chứng sợ biển này. Hoặc đơn giản đây là nỗi sợ hãi về những điều chưa biết và nỗi sợ mất kiểm soát.

Thalassophobia có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp: “Thalassa” có nghĩa là biển/đại dương và “phobia” có nghĩa là nỗi sợ hãi.

Các triệu chứng của hội chứng sợ biển

Mặc dù các triệu chứng của hội chứng sợ biển ở mỗi người có thể khác nhau, tuy nhiên dưới đây là một số triệu chứng chung như:

  • Lo lắng: Khi ở gần biển hoặc vùng nước sâu khác, thậm chí là khi có kế hoạch sắp tới gần biển, những người mắc hội chứng sẽ cảm thấy lo lắng. Họ sẽ có những biểu hiện cụ thể như đổ mồ hôi, run rẩy hoặc tim đập nhanh.
  • Hoảng loạn: Cơn hoảng loạn xuất hiện khi người mắc hội chứng này đứng gần biển. Họ bắt đầu thở nhanh, đau ngực và cảm giác sắp chết.
  • Hành vi né tránh: Họ có xu hướng cố gắng tránh xa tình huống liên quan tới đại dương như: Tránh việc đi du lịch vùng biển, đảo hay tham gia các môn thể thao dưới nước.
  • Mất tập trung: Họ có thể khó tập trung vào công việc khác khi ở gần biển, đại dương.
  • Khó ngủ: Nếu họ có kế hoạch phải đi trên biển hoặc tới gần biển, một số người có thể khó ngủ do nỗi sợ biển sâu.

Nguyên nhân hội chứng sợ biển

  • Suýt đuối nước trong quá khứ: Đây là hệ quả mà những người đã trải qua chấn thương tâm lý hoặc suýt chết đuối nước. Cho dù họ đang an toàn và kiểm soát không gian của mình, nhưng những trải nghiệm quá khứ tồi tệ có thể khiến họ sợ hãi khi tiếp xúc gần hoặc ở dưới nước.
  • Thiếu kiến thức về đại dương: Hội chứng sợ biển thường xuất hiện ở những người có ít kinh nghiệm hoặc kiến thức sống gần biển. Những người ít tiếp xúc với nước và sống ở những nơi không giáp biển cũng có thể gặp phải tình trạng này. Đôi khi nỗi sợ có thể xuất phát từ niềm tin sai lầm về nước, khi họ thường xuyên nghe tin tức về đuối nước.
  • Nỗi ám ảnh phổ biến: Tương tự như những nỗi ám ảnh khác, con người thường e sợ những điều chưa biết và sợ mất kiểm soát. Đây là có thể là căn nguyên của hội chứng sợ biển. Đặc biệt khi đặt con người vào môi trường hoàn toàn xa lạ, nỗi lo lắng có thể trở nên tồi tệ hơn.
  • Thiếu giáo dục về đuối nước: Việc thiếu giáo dục hoặc kinh nghiệm về các biện pháp cứu hộ và an toàn dưới nước, cũng như nỗi sợ hãi chung về việc mất quyền kiểm soát, có thể là nguồn gốc của nỗi ám ảnh này. Vì vậy, chúng ta nên học kỹ năng bơi lội và được đào tạo các biện pháp chống đuối nước, để ngăn chặn tình huống xấu xảy ra.
sợ biển
Ảnh minh họa

Chẩn đoán hội chứng sợ biển

Các chuyên gia sức khỏe tâm thần thường cần thực hiện đánh giá toàn diện để chẩn đoán hội chứng sợ biển, bao gồm:

  • Khám sức khỏe tổng quát: Mục đích là để xác định bệnh nhân có gặp bất kỳ vấn đề sức khoẻ thể chất nào không và tìm nguồn gốc của triệu chứng bệnh.
  • Đánh giá tâm lý: Tìm hiểu các triệu chứng, suy nghĩ và hành vi của người đó về biển/đại dương. Việc kiểm tra sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh sẽ là nền tảng đầu tiên trong quá trình chẩn đoán bệnh.
  • Đánh giá chẩn đoán: Một công cụ sẽ được sử dụng, như sổ tay chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần (DSM-5) để giúp xác định rối loạn hoảng sợ cụ thể.

Phương pháp điều trị hội chứng sợ biển

Liệu pháp nhận thức hành vi

Trong quá trình tiến hành liệu pháp điều trị này, người bệnh có thể xác định các hành vi, nỗi sợ và suy nghĩ tiêu cực về biển. Từ đó chuyên gia sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách đối phó và kiểm soát sự lo lắng, như hít thở sâu hoặc thư giãn cơ.

sợ biển
Ảnh minh họa

Liệu pháp tiếp xúc

Đây là liệu pháp đưa bệnh nhân tiếp xúc với tình huống khiến họ sợ hãi, dưới sự giám sát của các chuyên gia. Cụ thể người bệnh sẽ dần dần tiếp xúc với biển, đại dương hoặc vũng nước lớn, để họ vượt qua nỗi sợ của mình. Phương pháp này sẽ giúp người mắc hội chứng có thể học cách kiểm soát sự lo lắng khi đối diện với tình huống đáng sợ.

Thiền định

Thực hành thiền định có thể giúp người người bệnh giữ sự bình tĩnh, giảm mức độ lo lắng và căng thẳng khi họ gặp phải tình huống hoặc đối tượng gây sợ hãi (biển, đại dương).

Hội chứng sợ biển là nỗi ám ảnh đặc biệt, dẫn đến các cơn hoảng loạn và hành vi trốn tránh khi tiếp xúc gần biển. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu hơn hội chứng tâm lý này, để có cách kiểm soát chứng ám ảnh sợ biển.
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận