Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân : Đời làm nghề báo khó nhất là chữ “liều” - Doctor247

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân : Đời làm nghề báo khó nhất là chữ “liều”

khách mời tham gia Vodcast Doctor247 Không bỏ cuộc, nhà báo kỳ cựu Huỳnh Dũng Nhân kể nhắc về sức khỏe của người làm nghề báo chữ liều cần của một nhà báo. 

nhà báo Huỳnh Dũng Nhân
Nghề báo phải chịu rất nhiều về sức khỏe tinh thần cũng như thể chất

MC: Có hai điều mà chúng ta không ngăn lại được là trẻ con thì sẽ lớn lên còn người lớn thì sẽ già đi và già đi thì thường sẽ kèm theo  là sức khỏe của chúng ta sẽ yếu dần đi thầy cảm nhận như thế nào về quy luật này? 

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Khi mà tôi bị đúng vào lúc là gọi là đã về nhưng mà còn rất khỏe mạnh sung sức đi khắp nơi hết cho nên tôi đã phải tìm mọi cách tôi khắc phục nó quyết không chịu nằm một chỗ. Hơn 2 năm qua thì tôi đã đi được 50 tỉnh thành trong chương trình của tôi gọi là chương trình xin một tuổi. Xin một tuổi tức là xin 1 năm, 1 năm trong đời già thì già chứ vẫn phải đi, sống gậy mà đi, đi thăm lại những nơi đã sinh sống đã có kỷ niệm với gia đình với riêng tư đã từng đến làm việc gặp những nhân vật mình đã viết.  

MC: Nói về sức khỏe thì mỗi một nghề nó sẽ có một sự ảnh hưởng khác nhau. Như nhân viên văn phòng thì thường hay là đau lưng rồi hội chứng ống cổ tay, một số những người mà làm công việc lao động chân tay thì họ có thể dẫn đến vấn đề về xương khớp. Hoặc những nguy cơ về tai nạn lao động có thể xảy ra còn nghề báo thì theo thầy thì cái nguy cơ về mặt sức khỏe của chúng ta đó sẽ là gì ạ? 

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Nghề báo thì ngay lúc đầu mà tuyển sinh tôi thấy là nhiều người cũng ít chú ý lắm cứ nghĩ là vào nghề là phải giỏi văn với giỏi báo. Nhưng mà thật sự phải tuyển ngay cả yếu tố sức khỏe vì trong nghề báo mà tuyển những người không đủ sức khỏe thì sẽ không làm được. 

Nhấn mạnh vào vấn đề sức khỏe của một người làm nghề báo, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân còn chia sẻ một số điều dưới đây. 

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Sức khỏe đối với nghề báo là tôi nghĩ là phải đặt ra thành một cái tiêu chí tuyển chọn, nếu mình chọn những cái bạn mà yếu quá thì sẽ rất khó bên cạnh đó còn đối diện với rất nhiều những rủi ro mà khi thành bệnh. 

MC: Vậy còn vấn đề về sức khỏe tâm thần, tinh thần thì như thế nào thưa thầy? 

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Sức khỏe tâm thần của nghề báo đó là áp lực về mặt đầu óc về mặt tinh thần về mặt trí nhớ, bị nhiều áp lực về thời gian và chúng ta cũng biết áp lực tình cảm nữa, nghề báo là một trong 10 cái nhóm nghề nghiệp ly hôn nhiều nhất. Một cái áp lực nữa là áp lực về sự thật, ta không có quyền sai nó là một áp lực kinh khủng lẫn trách nhiệm, không phải nộp bài là xong. Nộp bài xong rồi còn chờ hồi âm rồi bạn đọc hồi âm rồi tới tòa soạn, nhận được đóng góp thì lúc đó nhà báo nhận rất nhiều sức nặng đè lên đôi vai lắm. 

MC: Thầy có một chiến lược hay nguyên tắc nào đó để bảo vệ chính mình khi mình làm nghề hay tác nghiệp không? 

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Thì như bạn nhắc một số cái điều đó thì đều là những lần mà tôi được bạn bè khen là chịu dấn thân, nhưng mà tôi muốn dùng một từ “liều” thật ra khi đó thì liều nhiều hơn. Tại vì nếu mà chúng ta không liều thì ngay cả dấn thân cũng không được, bởi vì đâu có ai bắt mình đi sang nước bạn tới 50 cây số trong người không có mảnh giấy nào đâu? Nếu bị bắt là chết vừa vi phạm luật mà lại vừa ảnh hưởng tính mạng rồi vừa là đạo đức nghề nghiệp của nhà báo. 

3 nguyên tắc ông cho là cần thiết khi hành nghề dưới danh nghĩa là một nhà báo: Thứ nhất là bí đề tài thì phải đi, thứ hai là đi thì phải gặp nhân vật, thứ ba là đi thì phải hỏi

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân cũng chia sẻ thêm về 3 nguyên tắc ông cho là cần thiết khi hành nghề dưới danh nghĩa là một nhà báo: Thứ nhất là bí đề tài thì phải đi, thứ hai là đi thì phải gặp nhân vật, thứ ba là đi thì phải hỏi.  

MC: Lời khuyên cho các bạn trẻ cũngmuốn dấn thân làm liều giống như thầy thì làm thế nào để các bạn có thể đảm bảo được an toàn về mặt tính mạng và sức khỏe của mình? 

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Thứ nhất là mình phải có tính pháp lý phải có sự đồng ý của ban biên tập trừ một vài trường hợp nào ta cần phải bí mật hoặc là phải độc lập thì ta có thể tìm một phương án nó dễ hơn tức là ta có thể làm làm trước báo sau.Thứ hai là có nhiều trường hợp thì ta nên phải biết cái tính pháp lý dựa vào cái thẻ nhà báo. Cái thẻ nhà báo của mình lúc nào cũng phải có bên mình để còn dùng cái quyền tác nghiệp của mình. Cái thứ ba nữa là mình phải hoạt động với động cơ đúng đắn chứ mình hoạt động lén lút vì động cơ cá nhân mình mà cứ đòi đi điều tra người khác thì là điều không được không, phải làm vì cái lợi ích chung, việc mình làm cần có cái tính chính đáng của nó thì mình mới được làm và được bảo vệ. 

Để lắng nghe thêm những chia sẻ của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân hãy xem Vodcast mới nhất của Doctor247 TẠI ĐÂY.

Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận