Một số nghiên cứu cho thấy tỏi có tác dụng hạ huyết áp. Đánh giá năm 2020 được công bố trên tạp chí Chất chống oxy hóa cho biết, những người bị huyết áp cao đã giảm 8,0 mmHg huyết áp tâm thu khi bổ sung tỏi. Tỏi có thể được dùng dưới các dạng sau: tỏi sống, dạng bột, chiết xuất tỏi lỏng, viên nang tỏi.
2. Gừng
Gừng được sử dụng trong nhiều thế kỷ để điều trị nhiều tình trạng sức khỏe như buồn nôn, đau bụng kinh… Có một số bằng chứng cho thấy gừng có lợi cho những người bị huyết áp cao.
Nghiên cứu cũng cho thấy, bổ sung gừng có thể làm giảm huyết áp tâm thu 6,4 mmHg và huyết áp tâm trương 2,1 mmHg ở người lớn bị tăng huyết áp. Nguyên nhân của hiệu ứng này vẫn chưa được biết.
Gừng có thể dùng dưới nhiều dạng, bao gồm: gừng tươi, gừng khô, trà gừng, bột gừng, chiết xuất gừng…
Tác dụng phụ thường gặp của gừng bao gồm ợ hơi, khô miệng, khó chịu ở dạ dày, kích ứng miệng và ợ nóng.
3. Trà xanh
Trong nhiều thế kỷ, trà đã được sử dụng làm thuốc trong các nền văn hóa châu Á. Trà xanh được biết đến với hàm lượng chất chống oxy hóa cao (có tác dụng chống lại tổn thương tế bào), giúp cải thiện huyết áp ở một số người.
Một đánh giá năm 2020 trên tạp chí Y học cho thấy, uống trà xanh thường xuyên có thể giúp hạ huyết áp tâm thu trung bình 1,2 mmHg. Trà xanh có thể được dùng dưới dạng trà hoặc dùng dưới dạng thực phẩm bổ sung.
Chiết xuất trà xanh cần được sử dụng thận trọng ở những người mắc bệnh gan do nguy cơ tổn thương gan.
4. Dầu cá
Dầu cá chứa axit béo omega-3, một loại axit béo có lợi cho não và tim. Mặc dù kết quả nghiên cứu khác nhau, nhưng một đánh giá năm 2022 trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho rằng, thực phẩm bổ sung chứa 3 gam axit béo omega-3 có thể làm giảm 2,6 mm Hg huyết áp tâm thu, nếu sử dụng thường xuyên.
Thuốc bổ sung dầu cá cũng có thể được mua không cần kê đơn, nhưng bạn cũng có thể lấy từ việc ăn các loại cá béo như: Cá ngừ, cá thu, cá mòi, cá hồi…
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị nên ăn hai khẩu phần cá béo mỗi tuần như một phần của chế độ ăn có lợi cho tim.
Theo SK&ĐS