Chủ đề
7 loại trầm cảm phổ biến: từ dai dẳng đến rối loạn cảm xúc
Trầm cảm ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận, suy nghĩ và hành xử, có thể cản trở khả năng hoạt động và tiếp tục cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bạn. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh trầm cảm, trong đó có một số nguyên nhân mà các nhà nghiên cứu vẫn chưa hiểu được đầy đủ.
Khi mọi người nghĩ về trầm cảm, người ta thường chia thành hai loại – hoặc trầm cảm lâm sàng cần điều trị hoặc trầm cảm “thông thường” mà hầu như ai cũng có thể trải qua.
Từ quan điểm y học, trầm cảm được định nghĩa là một chứng rối loạn cảm xúc gây ra cảm giác chán nản hoặc buồn bã dai dẳng và thường mất hứng thú sâu sắc với những điều mang lại cho bạn niềm vui. Người ta ước tính rằng cứ 5 người Mỹ trưởng thành thì có 1 người được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời của họ.
Trầm cảm ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận, suy nghĩ và hành xử, có thể cản trở khả năng hoạt động và tiếp tục cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bạn. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh trầm cảm, trong đó có một số nguyên nhân mà các nhà nghiên cứu vẫn chưa hiểu được đầy đủ. Trầm cảm được chia làm 7 loại phổ biến cơ bản như sau:
1. Rối loạn trầm cảm nặng (MDD)
Khi mọi người sử dụng thuật ngữ trầm cảm lâm sàng, họ thường đề cập đến chứng rối loạn trầm cảm nặng (MDD). Rối loạn trầm cảm nặng là một rối loạn cảm xúc được đặc trưng bởi một số biểu hiện chính:
- Tâm trạng chán nản
- Thiếu quan tâm đến các hoạt động thường được yêu thích
- Thay đổi trọng lượng cân nặng
- Thay đổi giấc ngủ
- Mệt mỏi
- Cảm giác vô dụng và tội lỗi
- Khó tập trung
- Suy nghĩ về cái chết và tự tử
Nếu một người trải qua phần lớn các triệu chứng này lâu hơn hai tuần, họ thường sẽ được chẩn đoán mắc chứng rối loạn trầm cảm nặng.
2. Rối loạn trầm cảm dai dẳng (PDD)
Dysthymia, hiện được biết đến với tên gọi Rối loạn trầm cảm dai dẳng, đề cập đến một loại trầm cảm mãn tính xuất hiện kéo dài ít nhất hai năm. Nó có thể nhẹ, trung bình hoặc nặng. Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ. Cẩm nang chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (tái bản lần thứ 5). Washington DC.
Mọi người có thể trải qua những khoảng thời gian ngắn không cảm thấy chán nản, nhưng việc giảm các triệu chứng này thường trong khoảng thời gian ngắn ít hơn 2 tháng. Mặc dù, các triệu chứng không nghiêm trọng như rối loạn trầm cảm nặng nhưng chúng có tính lan tỏa và kéo dài.
Các triệu chứng rối loạn trầm cảm dai dẳng bao gồm:
- Cảm giác buồn
- Mất hứng thú và niềm vui
- Giận dữ và cáu kỉnh
- Cảm giác tội lỗi
- Lòng tự trọng thấp
- Khó đi vào giấc ngủ hay giấc ngủ không sâu
- Ngủ quá nhiều
- Cảm giác tuyệt vọng
- Mệt mỏi và thiếu năng lượng
- Thay đổi cảm giác thèm ăn
- Khó tập trung
- Điều trị rối loạn trầm cảm dai dẳng thường bao gồm sử dụng thuốc và tâm lý trị liệu
Theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, 1,5% người trưởng thành ở Hoa Kỳ mắc chứng rối loạn trầm cảm dai dẳng trong năm qua. Chứng rối loạn này ảnh hưởng đến phụ nữ (1,9%) nhiều hơn nam giới (1%) và các nhà nghiên cứu ước tính rằng khoảng 1,3% người trưởng thành ở Hoa Kỳ sẽ mắc chứng rối loạn này vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời của họ.
3. Rối loạn lưỡng cực
Rối loạn lưỡng cực là một rối loạn cảm xúc đặc trưng bởi các giai đoạn cảm xúc tăng cao bất thường được gọi là hưng cảm. Những giai đoạn này có thể nhẹ (hypomania: hưng cảm nhẹ) hoặc có thể nghiêm trọng đến mức gây suy giảm rõ rệt đến cuộc sống của một người, đòi hỏi phải nhập viện hoặc ảnh hưởng đến cảm giác thực tế của họ. Phần lớn những người bị rối loạn lưỡng cực cũng có những giai đoạn trầm cảm nặng.
Ngoài tâm trạng chán nản và giảm hứng thú với các hoạt động yêu thích một cách rõ rệt, những người bị trầm cảm thường có một loạt các triệu chứng về thể chất và cảm xúc có thể bao gồm:
- Mệt mỏi, mất ngủ và thờ ơ
- Những cơn đau, kích động tâm thần vận động không rõ nguyên nhân
- Vô vọng và mất lòng tự trọng
- Khó chịu và lo lắng
- Do dự và vô tổ chức
Nguy cơ tự tử ở bệnh nhân mắc rối loạn lưỡng cực cao gấp 15 lần so với dân số nói chung. Rối loạn tâm thần (bao gồm ảo giác và ảo tưởng) cũng có thể xảy ra trong những trường hợp nghiêm trọng hơn.
4. Trầm cảm sau sinh (PPD)
Mang thai có thể gây ra những thay đổi nội tiết tố đáng kể và thường ảnh hưởng đến tâm trạng của người phụ nữ. Trầm cảm có thể xuất hiện từ khi mang thai hoặc sau khi sinh con.
Hiện nay được phân loại là chứng trầm cảm có khởi phát ở giai đoạn sinh con, chứng trầm cảm sau sinh (PPD) không chỉ là hội chứng “baby blues””rối loạn tâm thần trẻ sơ sinh” (tâm trạng suy sụp trong thời gian ngắn do những thay đổi thể chất, tinh thần sau khi sinh em bé).
Thay đổi tâm trạng, lo lắng, khó chịu và các triệu chứng khác không phải là hiếm gặp sau khi sinh và thường kéo dài đến hai tuần. Các triệu chứng trầm cảm sau sinh nghiêm trọng hơn và kéo dài hơn.
Các triệu chứng như vậy có thể bao gồm:
- Tâm trạng chán nản, cảm giác buồn bã
- Thay đổi tâm trạng nghiêm trọng
- Xa lánh xã hội
- Khó khăn trong việc gắn kết với em bé của bạn
- Thay đổi cảm giác thèm ăn
- Cảm thấy bất lực và tuyệt vọng
- Mất hứng thú với những điều bạn từng yêu thích
- Cảm thấy không đủ (không xứng đáng) hoặc không có giá trị
- Lo lắng và hoảng sợ
- Suy nghĩ làm tổn thương bản thân hoặc em bé
- Ý nghĩ tự tử
Trầm cảm sau sinh có thể bao gồm từ trạng thái thờ ơ và buồn bã dai dẳng đòi hỏi điều trị y tế cho đến rối loạn tâm thần sau sinh, một tình trạng mà trong đó giai đoạn cảm xúc đi kèm với nhầm lẫn, ảo giác hoặc ảo tưởng.
Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể kéo dài đến một năm. May mắn thay, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các phương pháp điều trị như thuốc chống trầm cảm, tư vấn và liệu pháp hormone có thể có hiệu quả.
5. Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD)
Các triệu chứng phổ biến nhất của hội chứng tiền kinh nguyệt (premenstrual Syndrome: PMS) là khó chịu, mệt mỏi, lo lắng, ủ rũ, đầy bụng, tăng cảm giác thèm ăn, đau nhức và căng tức ngực.
Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD) gây ra các triệu chứng tương tự, nhưng những triệu chứng liên quan đến cảm xúc rõ rệt hơn.
Các triệu chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt bao gồm:
- Mệt mỏi cực độ
- Cảm thấy buồn, tuyệt vọng hoặc tự chỉ trích bản thân
- Cảm giác căng thẳng hoặc lo lắng nghiêm trọng
- Tâm trạng thất thường, khóc thường xuyên
- Cáu gắt
- Không có khả năng tập trung
- Thèm ăn hoặc ăn uống vô độ
6. Rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD)
Nếu bạn bị trầm cảm, buồn ngủ và tăng cân trong những tháng mùa đông nhưng cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh vào mùa xuân, có thể bạn đã mắc một chứng bệnh gọi là rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD), hiện được gọi là rối loạn trầm cảm nặng với mô hình theo mùa.
Rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD) được cho là được kích hoạt bởi tình trạng rối loạn nhịp sinh học bình thường của cơ thể. Ánh sáng đi vào mắt sẽ ảnh hưởng đến nhịp điệu này và bất kỳ sự thay đổi theo mùa nào trong mô hình ngày/đêm đều có thể gây ra sự gián đoạn dẫn đến trầm cảm.
Tỷ lệ mắc của SAD có thể khó xác định chính xác vì tình trạng này thường không được chẩn đoán và không được báo cáo. Nó phổ biến ở các khu vực xa xích đạo hơn. Ví dụ: các ước tính cho thấy SAD tác động đến 1% dân số Florida; con số đó tăng lên 9% ở Alaska.
SAD phổ biến hơn ở các vùng xa về phía Bắc hoặc xa về phía Nam của hành tinh và thường có thể được điều trị bằng liệu pháp ánh sáng để bù đắp sự thiếu hụt ánh sáng ban ngày theo mùa.
7. Trầm cảm không điển hình
Bạn có từng gặp các dấu hiệu trầm cảm (chẳng hạn như ăn quá nhiều, ngủ quá nhiều hoặc cực kỳ nhạy cảm với việc bị từ chối) nhưng lại thấy mình đột nhiên vui lên khi đối mặt với một sự kiện tích cực?
Dựa trên những triệu chứng này, bạn có thể được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm không điển hình (thuật ngữ hiện tại gọi đây là rối loạn trầm cảm với các đặc điểm không điển hình), đây là một loại trầm cảm không tuân theo những gì được cho là biểu hiện “điển hình” của chứng rối loạn nay.
Trầm cảm không điển hình thực sự phổ biến hơn tên của chúng. Không giống như các dạng trầm cảm khác, những người bị trầm cảm không điển hình có thể đáp ứng tốt hơn với một loại thuốc chống trầm cảm được gọi là chất ức chế monoamine oxidase (MAOI). Theo đó, trầm cảm không điển hình được đặc trưng bởi một tập hợp các triệu chứng cụ thể liên quan đến:
- Ăn quá nhiều hoặc tăng cân
- Ngủ quá nhiều
- Mệt mỏi, suy nhược và cảm giác “đè nặng”
- Nhạy cảm nghiêm trọng với sự từ chối
- Phản ứng cảm xúc mạnh
Theo Menthy