Đọc báo giùm bạn 9/1/2025: Không nhường đường cho xe ưu tiên bị phạt như thế nào? Báo Thái Lan đau lòng trước tình cảnh trớ trêu của Supachok. Bộ Y tế thông tin mới nhất về bệnh do virus HMPV ở Trung Quốc - Doctor247

Đọc báo giùm bạn 9/1/2025: Không nhường đường cho xe ưu tiên bị phạt như thế nào? Báo Thái Lan đau lòng trước tình cảnh trớ trêu của Supachok. Bộ Y tế thông tin mới nhất về bệnh do virus HMPV ở Trung Quốc

Không nhường đường cho xe ưu tiên bị phạt như thế nào?

Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP, hành vi không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ sẽ bị xử phạt.

Cụ thể, đối với người đi xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn hoặc gây cản trở đối với xe cơ giới xin vượt, gây cản trở xe ưu tiên bị phạt 100.000 – 200.000 đồng.

Với người điều khiển xe máy chuyên dùng không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ sẽ bị phạt tiền 3 – 5 triệu đồng.

Với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sẽ bị phạt 4 – 6 triệu đồng.

Với người điều khiển ô tô, xe chở người 4 bánh có gắn động cơ, xe chở hàng 4 bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự sẽ bị phạt 6 – 8 triệu đồng.

Đọc thêm tại: Dân Trí

Báo Thái Lan đau lòng trước tình cảnh trớ trêu của Supachok

Đáng chú ý, Ban tổ chức AFF Cup 2024 đã điền tên bàn thắng của Supachok vào danh sách “Bàn thắng đẹp nhất giải đấu”. Chỉ trong một thời gian ngắn, lượng bình chọn cho tiền đạo người Thái Lan đã tăng đột biến. Bàn thắng của Supachok dẫn đầu với khoảng 80% số lượt bình chọn. Trong đó, chủ yếu những người bình chọn tới từ Việt Nam.

Trước tình cảnh đó, tờ Thairath đã có bài viết: “Tình cảnh của Supachok chắc chắn sẽ làm bạn đau lòng. Tiết lộ kết quả bỏ phiếu mới nhất cho danh hiệu bàn thắng đẹp nhất AFF Cup 2024”. Tờ báo của Thái Lan nhấn mạnh việc Supachok bị “ép” nhận giải khiến cho tiền đạo này và người hâm mộ xứ Chùa vàng đau lòng.

Đọc thêm tại: Dân Trí

Bộ Y tế thông tin mới nhất về bệnh do virus HMPV ở Trung Quốc

Ngày 8/1, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có những thông báo chính thức về virus gây viêm phổi trên người (HMPV) đang lưu hành tại Trung Quốc và nhiều quốc gia khác.

Theo WHO, tại nhiều quốc gia ở Bắc bán cầu, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp cấp tính có xu hướng gia tăng vào thời điểm đông xuân. Nguyên nhân chủ yếu là do sự gia tăng hoạt động của các tác nhân gây bệnh hô hấp như virus cúm mùa, RSV, hMPV và mycoplasma pneumoniae.

Đọc thêm tại: Znews

Dân số Việt Nam tiếp tục già hóa

Việt Nam hiện có 14,2 triệu người từ 60 tuổi trở lên, tăng 2,8 triệu người so với năm 2019 và được dự báo xấp xỉ 18 triệu người vào năm 2030.

Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 được Tổng cục Thống kê công bố hôm 6/1 cho thấy dân số Việt Nam tiếp tục già hóa. Cụ thể, số lượng người già từ 60 tuổi trở lên hiện gấp 1,25 lần so với năm 2019 và tăng 4,7 triệu người (gấp 1,5 lần) so với năm 2014. Dự báo đến năm 2030, số người từ 60 tuổi trở lên tăng gần 4 triệu người so với năm 2024.

Đọc thêm tại: VnExpress

Các protein ‘cô đơn’ trong máu có thể đặt sức khỏe của bạn vào mức báo động

Con người vốn là sinh vật xã hội, nhưng cảm giác cô đơn và cô lập xã hội đang trở nên phổ biến và liên quan đến nguy cơ bệnh tật và tử vong cao hơn.

Nghiên cứu cho thấy mức độ cao của 6 loại protein trong máu liên quan đến cảm giác cô đơn, đồng thời kết nối với viêm nhiễm và phản ứng miễn dịch, tăng nguy cơ bệnh tim mạch, tiểu đường type 2, đột quỵ và tử vong. Việc xây dựng các mối quan hệ xã hội ý nghĩa có thể giảm mức độ các protein gây hại này, cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần.

Đọc thêm tại: Science Alert

Nghiên cứu xác định nguy cơ tiềm ẩn của hàng ngàn đột biến trong một gen ung thư

Các nhà khoa học đã xác định vai trò của hàng ngàn đột biến trong gen ung thư BRCA2, giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về nguy cơ ung thư và giúp bác sĩ hướng tới các phương pháp điều trị chính xác hơn.

Bằng cách sử dụng công cụ chỉnh sửa gen CRISPR, họ đã chèn 7.000 biến thể của gen BRCA2 vào tế bào người và xác định 91% các biến thể là gây bệnh, có khả năng gây bệnh, hoặc lành tính. Phát hiện này không chỉ giúp giảm bớt lo lắng cho bệnh nhân về nguy cơ ung thư mà còn hỗ trợ trong việc lựa chọn liệu pháp điều trị nhắm mục tiêu như ức chế PARP.

Đọc thêm tại: Reuters

Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận