Chủ đề
Vỏ sầu riêng có thể chế biến món ăn và là vị thuốc nhiều công dụng
Sầu riêng là món trái cây quen thuộc với nhiều người. Gần đây loại trái cây này “lên ngôi” và trở thành mặt hàng xuất khẩu giá trị hơn trước. Câu hỏi đặt ra là hàng trăm ngàn tấn vỏ trái sầu riêng thải ra môi trường sẽ được xử lý như thế nào?
Các thành phần dinh dưỡng trong vỏ sầu riêng:
Trong vỏ sầu riêng bao gồm hai thành phần chính là xenlulozơ (chiếm khoảng 80%) và lignin (chiếm khoảng 20%). Cả hai thành phần này đều thuộc loại chất xơ không hòa tan.
Xenlulozơ, một polysaccharide tự nhiên, thường được tìm thấy trong ngũ cốc nguyên cám, là một chất nhuận tràng. Khả năng nhuận tràng của xenlulozơ có thể góp phần trong việc giảm cân, giảm nguy cơ viêm ruột thừa và hỗ trợ phòng ngừa táo bón. Một cách hoạt động tiềm năng của xenlulozơ là tăng cường khả năng giữ nước trong hệ tiêu hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển hóa chất thải và hình thành phân.
Lignin, một polymer phenolic phức tạp, được tìm thấy trong một số loại rau và hạt. Lignin có nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là trong việc hỗ trợ hệ miễn dịch và tim mạch. Lignin được coi là một chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại sự tổn thương từ gốc tự do và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Ngoài ra, lignin cũng có khả năng chống vi khuẩn và kháng vi-rút, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh.
Sự hiện diện của xenlulozơ và lignin trong vỏ sầu riêng tạo nên một nguồn chất xơ không hòa tan quan trọng. Việc tiêu thụ vỏ sầu riêng có thể cung cấp lợi ích cho hệ tiêu hóa, sự cân bằng vi sinh vật ruột và hỗ trợ sức khỏe miễn dịch, tim mạch.
Công dụng vỏ sầu riêng trong y học cổ truyền
Chúng ta thường chỉ tập trung vào phần thịt mềm mịn bên trong mà bỏ qua phần vỏ của trái sầu riêng. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là vỏ sầu riêng cũng chứa đựng những giá trị dinh dưỡng và tác dụng tốt đối với sức khỏe con người.
Vỏ sầu riêng chiếm đến 50% trọng lượng của trái, được xem như phụ phẩm trong nông nghiệp, giá trị kinh tế không cao. Tuy nhiên, ít người biết rằng vỏ quả sầu riêng vừa có thể chế biến món ăn, vừa là vị thuốc với nhiều công dụng.
Theo y học cổ truyền, vỏ sầu riêng có vị hơi đắng, chát, tính ấm của vỏ sầu riêng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giảm đầy bụng, khó tiêu.
Ngoài ra, vỏ sầu riêng còn có thể được sử dụng để làm ấm phổi, cầm mồ hôi, nhuận tràng và đặc biệt là hỗ trợ điều trị các chứng như cảm sốt, viêm gan vàng da, tiêu chảy khi kết hợp với các vị thuốc khác.
Trong chăm sóc làm đẹp
Trong chiết xuất sầu riêng có chất chống oxy hóa như vitamin A, C đẩy lùi quá trình lão hoá da. Cụ thể, chiết xuất từ vỏ trái cây nhiệt đới này rất giàu Gel polysaccharide, mang lại hiệu quả tăng độ đàn hồi cho da mặt.
Đã có nghiên cứu cho kết quả chiết xuất sầu riêng có hiệu quả bất ngờ đối với điện dung của da sau 28 và 56 ngày. Độ săn chắc da cải thiện đáng kể sau 56 ngày điều trị, đặc biệt không xuất hiện kích ứng.
Nổi bật nhất phải kể đến hiệu quả kháng viêm, ngăn ngừa mụn trên da mặt của sữa rửa mặt. Nhờ thành phần Flavonoids, Phenolic và nhóm hoạt chất từ Ethyl Acetate, chiết xuất sầu riêng ức chế sự lan rộng của vi khuẩn gây mụn.
Kết hợp cùng với hoạt chất Terpenoids có trong tinh dầu Tràm Trà và EGCG trong chiết xuất Trà Xanh. Các loại mụn “khó nhằn” như mụn viêm, mụn cám hay mụn ẩn, đều được loại bỏ.
Sử dụng vỏ sầu riêng làm phân bón hữu cơ
Vỏ sầu riêng giúp phát triển nguồn phân bón mới phù hợp với yêu cầu sản xuất nông nghiệp của Việt Nam, tiết kiệm chi phí cho người nông dân.
Đổi mới sáng tạo chế biến món ăn từ vỏ sầu riêng
Việc chế biến món ăn từ vỏ sầu riêng là có thể.
Theo MEFAST
Theo dõi
Xin hãy đăng nhập để bình luận
0 Góp ý