Chủ đề
Mối liên hệ giữa ung thư và 10 loại thực phẩm siêu chế biến phổ biến
Khoa học từ lâu đã chỉ ra mối liên hệ giữa thực phẩm siêu chế biến với bệnh tim, tình trạng viêm, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây từ Đại học Nam Florida và Viện Ung thư của Bệnh viện Đa khoa Tampa (TGH Cancer Institute) đã củng cố mối liên quan này bằng cách tìm ra dấu vết của tình trạng viêm ngay trong các khối u ung thư đại tràng.
Tiến sĩ Timothy Yeatman, đồng tác giả nghiên cứu và Phó Giám đốc Trung tâm tại TGH Cancer Institute, cho biết trong thông cáo báo chí: Nhóm nghiên cứu tập trung vào ung thư đại trực tràng, loại ung thư gây tử vong đứng thứ hai trong số các bệnh ung thư liên quan, theo số liệu của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ. Họ phân tích 162 mẫu khối u từ bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Tampa và nhận thấy có quá nhiều phân tử gây viêm, trong khi lại thiếu hụt các phân tử giúp giảm viêm và hỗ trợ phục hồi.
Nghiên cứu này tiếp nối hướng tiếp cận mới trong việc điều trị và ngăn ngừa ung thư, củng cố thêm bằng chứng rằng việc thay đổi chế độ ăn – giảm thực phẩm siêu chế biến và tăng cường các thực phẩm có tác dụng giảm nguy cơ ung thư – có thể hỗ trợ kiểm soát bệnh.
Mối liên hệ giữa viêm mãn tính và ung thư
Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (NCI), viêm mãn tính là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ung thư. Ví dụ, những người mắc bệnh viêm ruột mãn tính như viêm loét đại tràng hoặc Crohn thường có nguy cơ cao phát triển ung thư đại trực tràng. Lý do là viêm mãn tính lâu ngày có thể khiến tế bào đột biến và tăng sinh nhanh chóng, tạo môi trường thuận lợi cho ung thư.
Tiến sĩ Yeatman giải thích: “Nếu cơ thể liên tục phụ thuộc vào thực phẩm siêu chế biến, khả năng tự chữa lành của cơ thể sẽ giảm đi. Nguyên nhân đến từ tình trạng viêm và sự ức chế hệ miễn dịch, cuối cùng cho phép ung thư phát triển.”
Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh bản chất gây viêm của thực phẩm siêu chế biến, chủ yếu do lượng đường, muối, chất béo bão hòa và acid béo chuyển hóa cao – những thành phần cơ bản trong chế độ ăn kiểu phương Tây. Các loại thực phẩm này ít chất xơ và nhiều acid béo omega-6, vốn được chứng minh liên quan mạnh mẽ đến viêm mãn tính, sự phát triển và tiến triển của ung thư đại trực tràng.
Viện Tim mạch USF Health trước đó cũng phát hiện rằng chế độ ăn nhiều thực phẩm siêu chế biến không chỉ làm tăng nguy cơ và thúc đẩy sự phát triển ung thư đại trực tràng, mà còn đóng vai trò trong nhiều bệnh lý khác như Alzheimer, tiểu đường và bệnh tim mạch.
Hệ miễn dịch của con người có thể cực kỳ mạnh mẽ và ảnh hưởng đáng kể đến môi trường vi mô của khối u. Nhưng nếu nó bị suy yếu bởi các lipid gây viêm đến từ thực phẩm siêu chế biến, kết quả lại hoàn toàn trái ngược.
Vậy làm gì để giảm nguy cơ ung thư?
Vì nghiên cứu phát hiện các phân tử gây viêm từ thực phẩm siêu chế biến ngay trong khối u ung thư, bước đầu tiên để giúp cơ thể chống lại sự phát triển của ung thư là thay đổi chế độ ăn, cụ thể là tăng cường acid béo omega-3.
Acid béo omega-3 là chất béo không bão hòa đa cần thiết, giúp cơ thể hoạt động bình thường. Chúng tập trung đặc biệt nhiều trong mắt, não, hỗ trợ tim mạch và hệ nội tiết. Cơ thể không tự tổng hợp đủ omega-3, vì vậy cần hấp thụ qua thực phẩm như:
- Cá thu
- Cá hồi
- Hạt chia
- Hạt lanh xay
- Quả óc chó
- Đậu nành non (edamame)
Omega-3 giúp giảm mức triglycerid, huyết áp, nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ, đồng thời tăng hàm lượng cholesterol tốt (HDL). Đặc biệt, chúng có tác dụng mạnh trong việc giảm viêm và nguy cơ ung thư.
Tiến sĩ Ganesh Halade, đồng tác giả nghiên cứu, Phó Giáo sư tại USF Health Heart Institute và thành viên Chương trình Sinh học Ung thư tại TGH Cancer Institute, cho biết: “Cơ thể chúng ta được thiết kế để chủ động giải quyết tình trạng viêm thông qua các hợp chất lipid hoạt tính sinh học (bioactive lipids) bắt nguồn từ chất béo lành mạnh như quả bơ.” Các lipid hoạt tính sinh học là những phân tử rất nhỏ xuất phát từ chính thực phẩm chúng ta ăn. Nếu chúng đến từ thực phẩm siêu chế biến, chúng trực tiếp gây mất cân bằng hệ miễn dịch và dẫn tới viêm mãn tính.
Khi chế độ ăn chứa nhiều chất béo bão hòa và thực phẩm siêu chế biến, cơ thể có ít các phân tử có lợi từ chất béo không bão hòa đa, khiến tình trạng viêm không được kiểm soát.
Thực phẩm giúp phòng chống ung thư và những thực phẩm cần tránh/hạn chế
Với kết quả củng cố thêm các nghiên cứu trước, các chuyên gia y tế ngày càng quan tâm đến việc điều chỉnh chế độ ăn để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư. Chế độ ăn giàu thực phẩm siêu chế biến không chỉ làm tăng nguy cơ mắc ung thư, mà còn thúc đẩy sự phát triển của tế bào ung thư sau khi chẩn đoán. Dưới đây là những thực phẩm nên thêm vào chế độ ăn và những thực phẩm cần hạn chế:
Thực phẩm tốt, nên bổ sung (chế độ ăn không qua chế biến nhiều):
- Cá hồi
- Cá tuyết
- Rau bina (rau chân vịt)
- Bắp cải tí hon (Brussels sprouts)
- Rong biển
- Các loại đậu như đậu lăng, đậu gà
- Đậu nành nguyên hạt như đậu phụ (tofu) và edamame
Thực phẩm siêu chế biến nên tránh/hạn chế:
- Kem
- Xúc xích
- Khoai tây chiên
- Thịt nguội (thịt chế biến sẵn)
- Bánh mì sản xuất công nghiệp hàng loạt
- Ngũ cốc ăn sáng đóng gói công nghiệp
- Đồ uống có cồn
Theo FORTUNE Well