Từ ngày 25/11 đến 2/12, hơn 32.000 người ở Singapore được chẩn đoán dương tính nCoV, tăng hơn 10.000 ca so với 7 ngày trước đó. Đây là số ca nhiễm cao nhất được ghi nhận trong năm nay.
Mức kỷ lục trước đó là hơn 28.400 ca nhiễm mỗi tuần vào tháng 3. Trong ba tháng qua, số ca nhiễm theo tuần tại Singapore dao động quanh mức 15.000 trường hợp.
Số người phải nhập viện và cần vào khu hồi sức tích cực (ICU) cũng tăng lên. Theo thông báo của Bộ Y tế ngày 8/12, số người nhập viện vì Covid-19 trung bình hàng ngày tăng từ 136 lên 225, 560 người vào hôm 13/12.
Số nhập viện tăng cũng kéo theo số ca nặng. Cụ thể, 9 ca Covid nặng được chăm sóc trong ICU từ ngày 26/11 đến 2/14, tăng 4 người so với tuần trước. Các chuyên gia đánh giá số người cần hồi sức cấp cứu sẽ tăng vào thời gian tới, tương tự làn sóng hồi tháng 3 khi số ca cần vào ICU lên 16 khoảng ba tuần sau khi số ca nhiễm lên đến đỉnh điểm.
Trong đợt này, 54 người đã qua đời vì nCoV vào tháng 4, 53 người trong tháng 5. Hầu hết trường hợp tử vong đều liên quan đến người từ 60 tuổi trở lên.
Hiện chưa rõ đợt lây nhiễm này đã lên tới đỉnh điểm hay chưa.
Singapore kêu gọi người dân tiêm chủng đủ hai liều, đặc biệt là người cao tuổi và những người dễ tổn thương về sức khỏe. Nếu có các triệu chứng bệnh đường hô hấp, mọi người nên đeo khẩu trang tại những địa điểm đông người, không thông thoáng.
Trong tuyên bố riêng ngày 8/12, Singapore đã bác bỏ tuyên bố của chuyên gia dịch tễ Gabriel Oon “cho rằng việc phát triển và sử dụng vaccine mRNA đã dẫn đến các đột biến hoặc chủng virus mới”. Bộ Y tế cho rằng lập luận này không chính xác, hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy vaccine mRNA làm biến đổi virus.
“Trái ngược với những gì tiến sĩ Gabriel Oon nói, vaccine mRNA không chứa nCoV sống. Vaccine gồm vật liệu RNA được dịch mã thành protein virus, kích hoạt phản ứng miễn dịch ở người. Nó không dựa trên các loại virus đã bất hoạt”, cơ quan này nêu rõ.
Chính quyền Singapore cho biết không có dấu hiệu nào chỉ ra rằng JN.1 dễ lây truyền hoặc gây triệu chứng nặng hơn. Tuy nhiên, Trung Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ nhận định sự xuất hiện liên tục của biến chủng này cho thấy nó có khả năng lây lan, trốn tránh hệ miễn dịch tốt.
Ca Covid-19 tăng trên khắp Đông Nam Á
Các nước Đông Nam Á đang tái áp dụng một số biện pháp như lắp máy quét thân nhiệt tại sân bay, kêu gọi người dân đeo khẩu trang và hoãn du lịch khi số ca Covid tăng đột biến.
Động thái này nhằm làm chậm sự lây lan của các loại virus, trước lo ngại Covid-19 kết hợp cúm và các mầm bệnh đường hô hấp, có thể gây đợt dịch rộng hơn, tạo áp lực cho hệ thống y tế.
Trong khi đó, giới chức Indonesia đã lắp đặt các máy quét thân nhiệt tại các sân bay quốc tế chính của Jakarta và bến phà Batam để sàng lọc khách du lịch. Bà Naning Nugrahini, người đứng đầu văn phòng y tế cảng sân bay, cho biết người được phát hiện có triệu chứng sẽ cần xét nghiệm nhanh thêm.
Cơ quan cũng triển khai nhân viên, thiết lập trạm y tế sân bay để chăm sóc cho những hành khách có biểu hiện nhiễm virus và phối hợp với đội ngũ bác sĩ để truy vết tiếp xúc.
Tại Malaysia, Bộ Y tế ghi nhận 13.000 ca bệnh từ ngày 3-9/12, so với 6.796 của tuần trước đó. Đại diện Bộ Y tế Muhammad Radzi Abu Hassan cảnh báo số ca bệnh có thể sẽ tiếp tục tăng cao do hoạt động đi lại, du lịch, gặp gỡ trong dịp nghỉ lễ, đồng thời bày tỏ lo ngại về tình trạng quá tải đối với các cơ sở y tế.
Tiến sĩ Muhammad Radzi cho biết 72,9% biến chủng được phát hiện tại đất nước là Omicron, tiếp theo là 26,2% Delta, phần còn lại là Beta và Alpha.
“Đến nay, Malaysia chưa có biến chủng mới, không có dấu hiệu cho thấy biến chủng lây truyền tại địa phương với mức độ cao hơn hoặc gây bệnh nghiêm trọng hơn”, ông nói.
Ông nhận định dù số ca Covid-19 gia tăng, tình hình ở Malaysia vẫn nằm trong tầm kiểm soát, không gây áp lực cho cơ sở y tế. Tiến sĩ Muhammad Radzi khuyến nghị người thuộc nhóm nguy cơ cao nên nhanh chóng tham khảo ý kiến bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.
Bộ trưởng Y tế Zaliha Mustafa nói đây là hiện tượng phù hợp với xu thế thường xảy ra cuối năm, tương tự với các quốc gia khác.
Theo VNE