Ăn tinh bột nhưng lại có thể đào thải mỡ nội tạng

Ăn tinh bột nhưng lại có thể đào thải mỡ nội tạng

Ăn tinh bột vẫn có thể đào thải mỡ nội tạng nếu bạn ăn những loại thực phẩm sau thường xuyên với lượng phù hợp.

Mỡ nội tạng nằm sâu trong cơ thể, một số người gầy cũng có nhiều mỡ nội tạng. Khi mỡ nội tạng tăng cao sẽ dẫn đến tăng đường huyết, tăng lipid máu, tăng huyết áp, các bệnh về tim mạch, mạch máu não… Dưới đây là 3 thực phẩm chứa tinh bột giúp đào thải mỡ nội tạng.

Đầu tiên, cần hiểu về 3 nhóm tinh bột chính:

– Tinh bột hấp thụ nhanh (RDS): Dạng tinh bột này tồn tại ở các thực phẩm nấu chín như khoai tây và bánh mì. Chúng được cơ thể nhanh chóng chuyển hóa thành glucose để sử dụng.
– Tinh bột hấp thụ chậm (SDS): Đây là dạng tinh bột có cấu trúc tương đối phức tạp, được cơ thể phân giải từ từ, ví dụ như hạt ngũ cốc.
– Tinh bột đề kháng (RS): Dạng tinh bột này không thể tiêu hóa được trong ruột non, vì vậy mà chúng được phân loại như một dạng chất xơ, có tác dụng hỗ trợ hệ vi khuẩn đường ruột. Tinh bột đề kháng được chia thành bốn loại: RS1 (ngũ cốc, hạt và đậu), RS2 (khoai tây sống và chuối chưa chín), RS3 (thực phẩm nấu chín để nguội, ví dụ như cơm hay bánh ngô nướng), RS4 (bánh mì).

3 thực phẩm chứa tinh bột giúp đào thải mỡ nội tạng

an-tinh-bot-nhung-lai-co-the-dao-thai-mo-noi-tang
Một số thực phẩm chứa tinh bột có thể giúp đào thải mỡ nội tạng. Đồ hoạ: Hạ Mây

Khoai lang

Thường xuyên ăn khoai lang có thể trung hòa lượng axit dư thừa được tạo ra trong cơ thể do tiêu thụ quá nhiều thịt và trứng, đồng thời duy trì sự cân bằng axit của cơ thể. Khoai lang còn chứa nhiều cellulose, có tác dụng bôi trơn đường tiêu hóa, nhuận tràng, đào thải chất béo, đường và độc tố dư thừa trong ruột, từ đó làm giảm lipid máu.

Yến mạch

Yến mạch có chứa tinh bột, cực kỳ giàu axit linoleic và saponin. Thường xuyên ăn yến mạch có thể làm giảm cholesterol và chất béo trung tính trong huyết thanh.

Ngô

Ngô rất giàu tinh bột, canxi, selen, lecithin, vitamin E và các chất dinh dưỡng khác. Đồng thời, có tác dụng hạ thấp cholesterol trong huyết thanh. Do đó, ăn ngô sẽ giúp giảm mỡ nội tạng.

Ngoài việc ăn 3 thực phẩm trên, chúng ta cũng nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ. Chất xơ hấp thụ các chất có hại, cholesterol dư thừa và đào thải chúng ra khỏi cơ thể. Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm đậu xanh, cà chua, bưởi… Trong những thực phẩm này cũng chứa một số thành phần có thể giúp loại bỏ mỡ nội tạng.

Mặc dù ăn quá nhiều tinh bột sẽ gây ra rất nhiều tác động xấu đến sức khỏe, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc nên cắt bỏ hoàn toàn tinh bột trong khẩu phần ăn hằng ngày. Ngược lại, nếu ăn tinh bột với lượng phù hợp, ưu tiên nguồn tinh bột đến từ ngũ cốc nguyên cám(yến mạch, quinoa, lúa mạch và gạo nâu), các loại đậu, rau củ quả (khoai lang, bông cải xanh, đậu xanh, cà rốt, măng tây, táo, quả mọng, cam, kiwi,..) và các loại hạt cũng như hạn chế các món ăn chứa nhiều đường cùng các loại ngũ cốc đã qua tinh chế (gạo trắng, bột mì trắng,…) thì việc ăn tinh bột có chừng mực là cần thiết cho cơ thể. Tinh bột sẽ giúp tạo cảm giác no lâu, tạo năng lượng cho cơ thể cũng như cung cấp một lượng chất xơ đáng kể cho hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, chúng ta cũng nên đi bộ nhanh vì bài tập này giúp đốt cháy lượng mỡ nội tạng nhiều hơn 47% so với đi bộ chậm.

Tổng hợp theo Lao ĐộngBếp 360

Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận