Chủ đề
Cúm ‘bủa vây’, áp dụng ngay 5 biện pháp thiết thực này
Bệnh cúm hoàn toàn có thể trở nên cực kỳ nguy hiểm, dẫn đến tổn thương phổi lan tỏa, bội nhiễm vi khuẩn, viêm cơ tim, suy đang tạng và thậm chí tử vong.
Cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, ảnh hưởng đến hàng triệu người mỗi năm. Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm virus này, nhưng cũng đừng vì thế mà chủ quan, vì diễn tiến bệnh có thể rất khó đoán với các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng.
Những triệu chứng phổ biến của cúm bao gồm:
- Sốt
- Đau nhức cơ thể
- Chảy nước mũi
- Ho
- Đau họng
- Mệt mỏi
Các triệu chứng này thường sẽ cải thiện sau khoảng một tuần mắc bệnh, nhiều người có thể hồi phục hoàn toàn mà không gặp biến chứng. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi, người có hệ miễn dịch yếu hơn, cúm có thể trở nên nguy hiểm. Nguy cơ biến chứng như viêm phổi cao hơn ở nhóm đối tượng này.
Gần đây nhất, cộng đồng mạng bàng hoàn trước thông tin nữ minh tinh Từ Hy Viên (diễn “Vườn sao băng”) qua đời vì cúm và biến chứng viêm phổi trong chuyến du lịch cùng gia đình đến Nhật Bản. Theo thống kê, có tới 85% số ca tử vong do cúm mùa xảy ra ở những người từ 65 tuổi trở lên. Nếu bạn thuộc nhóm tuổi này, điều quan trọng là bạn cần biết cách bảo vệ bản thân trước và sau khi tiếp xúc với virus.
Bên cạnh đó, năm nay cần đặc biệt chú ý hơn vì Covid-19 vẫn đang là một yếu tố nguy cơ. Dưới đây là những biện pháp thực tế giúp bạn giữ an toàn trong mùa cúm có nguy cơ cao này.
1. Tránh nơi đông người
Việc tránh xa khỏi các đám đông có thể là một việc khá khó khăn, nhưng điều này rất quan trọng trong bối cảnh đại dịch số ca mắc cúm đang tăng đột biết. Trong một năm bình thường, nếu bạn có thể hạn chế tiếp xúc với nhiều người trong mùa cúm, nguy cơ nhiễm bệnh sẽ giảm đáng kể.
Virus cúm có thể lây lan nhanh chóng trong không gian kín như trường học, nơi làm việc, viện dưỡng lão và các cơ sở chăm sóc người cao tuổi. Nếu bạn là người có hệ miễn dịch yếu, hãy đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng trong mùa cúm. Ngoài ra, hãy giữ khoảng cách với những người có dấu hiệu bệnh như ho, hắt hơi hoặc các triệu chứng cảm cúm khác.
2. Rửa tay thường xuyên
Vì virus cúm có thể tồn tại trên bề mặt cứng, chúng ta nên tạo thói quen rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi chuẩn bị thức ăn, ăn uống và sau khi sử dụng nhà vệ sinh.
Hãy mang theo một chai nước rửa tay khô và sử dụng khi không có xà phòng và nước. Bạn nên vệ sinh tay sau khi chạm vào các bề mặt thường xuyên tiếp xúc như:
- Tay nắm cửa
- Công tắc đèn
- Mặt bàn
Ngoài việc rửa tay, bạn cũng nên hạn chế chạm tay vào mặt, đặc biệt là mắt, mũi và miệng. Virus cúm có thể lây truyền qua không khí, nhưng cũng có thể xâm nhập vào cơ thể qua tay nhiễm virus khi bạn chạm vào mặt.
Khi rửa tay, hãy sử dụng nước ấm và xà phòng, chà xát ít nhất 20 giây trước khi rửa sạch và lau khô bằng khăn sạch. Nếu ho hoặc hắt hơi, hãy che miệng bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay và vứt khăn giấy ngay lập tức.
3. Tăng cường hệ miễn dịch
Một hệ miễn dịch khỏe mạnh chắc chắn sẽ giúp cơ thể chống lại các nhiễm trùng và giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh nếu bạn bị nhiễm cúm. Để tăng cường hệ miễn dịch, hãy:
- Ngủ đủ 7 – 9 giờ mỗi đêm;
- Duy trì thói quen vận động ít nhất 30 phút, 3 lần mỗi tuần;
- Ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều rau củ quả giàu vitamin và chất chống oxy hóa;
- Hạn chế đường, đồ ăn vặt và thực phẩm giàu chất béo.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung vitamin tổng hợp để hỗ trợ hệ miễn dịch.
4. Tiêm phòng cúm hàng năm
Tiêm phòng cúm là cách hiệu quả nhất để bảo vệ bản thân. Do virus cúm thay đổi theo từng năm, bạn cần tiêm vaccine cập nhật hàng năm.
Cần lưu ý rằng, vaccine mất khoảng 2 tuần để có hiệu quả. Nếu bạn nhiễm cúm sau khi tiêm, vaccine có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian bệnh.
Người từ 65 tuổi trở lên có nguy cơ biến chứng cao, vì vậy nên tiêm vaccine sớm vào đầu mùa, tốt nhất là trước cuối tháng 10. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và các chuyên gia về các loại vaccine đặc biệt dành cho người cao tuổi.
Ngoài vaccine cúm, bạn cũng nên tham khảo bác sĩ về việc tiêm phòng phế cầu khuẩn để phòng ngừa viêm phổi, viêm màng não và các bệnh nhiễm trùng khác.
5. Vệ sinh và khử trùng bề mặt
Nếu có người trong nhà bị cúm, bạn có thể giảm nguy cơ lây nhiễm bằng cách giữ vệ sinh sạch sẽ.
Sử dụng dung dịch khử trùng để lau chùi các bề mặt thường xuyên tiếp xúc như:
- Tay nắm cửa
- Điện thoại
- Đồ chơi
- Công tắc đèn
Người bị bệnh nên được cách ly trong một khu vực riêng của ngôi nhà. Nếu bạn chăm sóc người bệnh, hãy đeo khẩu trang và găng tay, đồng thời rửa tay ngay sau đó.