Tuần tin lối sống 13/1/2025 – 18/1/2025: Dry January – Khi tháng Giêng không còn là tháng ‘ăn chơi’. 7 bước “đánh bay” nỗi sợ khi đi máy bay dịp Tết. 9 câu hỏi tự đặt ra trước khi tìm phòng gym mới. - Doctor247

Tuần tin lối sống 13/1/2025 – 18/1/2025: Dry January – Khi tháng Giêng không còn là tháng ‘ăn chơi’. 7 bước “đánh bay” nỗi sợ khi đi máy bay dịp Tết. 9 câu hỏi tự đặt ra trước khi tìm phòng gym mới.

7 bước “đánh bay” nỗi sợ khi đi máy bay dịp Tết

Lo âu khi bay (flight anxiety) là hiện tượng thường gặp và có thể làm “phá sản” kế hoạch đi công tác, du lịch, hay sum họp gia đình. Vậy có cách nào vượt qua nỗi sợ này, hoặc chí ít làm giảm bớt mức độ căng thẳng, để bạn có thể yên tâm trên hành trình giữa trời? Dưới đây là lần lượt 7 bước giúp bạn thoát khỏi nỗi sợ bay:

  1. Bạn lo âu vì cảm thấy khó chịu chứ không phải vì cảm thấy nguy hiểm;
  2. Tránh xa các video tai nạn và tin tức thảm họa máy bay;
  3. Lưu ý cách bộ não “biến hóa” thực tế;
  4. Thay câu hỏi “Điều này có đúng không?” bằng “Điều này có ích không?”;
  5. Đối đầu nỗi sợ bằng cách tìm hiểu thực tế về an toàn hàng không;
  6. Thoát khỏi “viễn cảnh nếu-như” bằng những thứ khiến bạn xao nhãng;
  7. Tập trung vào những gì bạn có thể kiểm soát.

7 bước “đánh bay” nỗi sợ khi đi máy bay dịp Tết

Đọc thêm tại: 7 bước “đánh bay” nỗi sợ khi đi máy bay dịp Tết – Doctor247

Dry January – Khi tháng Giêng không còn là tháng ‘ăn chơi’

Từ khi ra đời vào năm 2013, thử thách “Dry January” – kiêng rượu suốt tháng Giêng – đã nhanh chóng thu hút hàng trăm ngàn người tham gia mỗi năm. Nhiều người tin rằng bỏ rượu trong 31 ngày chỉ đơn giản là tiết kiệm tiền, nhưng ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy quyết tâm này mang lại thay đổi đáng kể cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.

Trái ngược với suy nghĩ rằng rượu có thể giúp thư giãn hoặc dễ ngủ, nghiên cứu chỉ ra rượu làm giảm chất lượng giấc ngủ, đặc biệt ảnh hưởng đến giấc mơ (REM), dẫn đến suy giảm trí nhớ và sự tập trung. Thêm vào đó, người uống rượu thường gặp tình trạng ngưng thở khi ngủ (sleep apnea) tệ hơn, gây mệt mỏi kéo dài.

Vì thế, việc hoàn toàn tránh rượu dù chỉ trong 31 ngày có thể “tái khởi động” cơ thể, giúp gan có thời gian nghỉ ngơi, đồng thời cân bằng lại nồng độ đường và chất béo trong máu. Trên khía cạnh tâm lý, một nghiên cứu của Alcohol Change UK trên hơn 4.000 người cho thấy, có đến 56% số người tham gia thử thách ngủ ngon hơn, 52% thấy tràn đầy năng lượng. Họ cũng hầu như đồng ý rằng “Dry January” là cơ hội “làm mới” bản thân…

Dry January – Khi tháng Giêng không còn là tháng ‘ăn chơi’

Đọc thêm tại: Dry January – Khi tháng Giêng không còn là tháng ‘ăn chơi’ – Doctor247

Không rượu bia trong tháng Giêng với ‘Dry January’ quá khó? Hãy thử ‘Damp January’

Tết Ất Tỵ 205 sắp đến, với nhiều người, thử thách Dry January hay kiêng rượu bia trong tháng Giêng gần như là chuyện bất khả thi. Có một lựa chọn bớt khắc nghiệt/cực đoan hơn, cũng có thể giúp bạn tỉnh táo hơn, gọi là “Damp January” hoặc “Dryish January”. Bằng cách giảm lượng bia rượu thay vì cắt bỏ hoàn toàn, bạn không nhất thiết phải bỏ qua/từ chối những buổi buổi tiệc, nhưng đồng thời vẫn có cơ hội đánh giá lại thói quen uống lý tưởng để xây dựng mối quan hệ lành mạnh hơn về lâu dài với rượu bia.

Việc lựa chọn Dry January ở phương Tây ngày càng phổ biến, khi nhiều người bắt đầu nhận ra rượu bia thật sự không tốt, sau tháng 12 tràn ngập những bữa tiệc cocktail cuối năm và rượu mừng chào đón năm mới. Tuy nhiên ở phương Đông, ngoài Tết Dương lịch thì còn Tết Nguyên Đán, vốn là một lễ được xem còn lớn hơn. Vì vậy, Damp January có thể là một lựa chọn hợp lý hơn.

Với cách tiếp cận mang tính cá nhân hóa, sẽ không có quy tắc cứng nhắc nào. Vấn đề là bạn tự tìm mức giảm rượu phù hợp và hữu ích cho bản thân…

Không rượu bia trong tháng Giêng với ‘Dry January’ quá khó? Hãy thử ‘Damp January’

Đọc thêm tại: Không rượu bia trong tháng Giêng với ‘Dry January’ quá khó? Hãy thử ‘Damp January’ – Doctor247

9 câu hỏi tự đặt ra trước khi tìm phòng gym mới

Năm mới sắp đến, một trong những công việc “to-do list” lớn nhất của nhiều người là cuối cùng phải tìm ra được chương trình tập luyện. Và cũng với không ít người, bước đầu tiên chính là đăng ký được cho mình một phòng gym. Nhưng khi hàng loạt lựa chọn đập vào mắt bạn: từ studio chuyên biệt, chuỗi phòng gym mở cửa 24/7, cho đến phòng sauna (mà bạn có thể chẳng bao giờ dùng) thì sự bối rối hoàn toàn có thể xuất hiện trước khi bạn kịp xỏ giày.

Dưới đây là 9 câu hỏi bạn có thể tự đặt ra cho bản thân mình trước khi lựa chọn ký vào hợp đồng với bất kỳ phòng tập nào:

  1. Quãng đường đi đến phòng gym đó thế nào?
  2. Bạn muốn tập loại hình gì?
  3. Bạn định tập vào thời điểm nào?
  4. Bạn có tắm ở gym không?
  5. Bạn thuộc nhóm “cắm tai nghe tập” hay thích giao lưu?
  6. Bình xịt khử trùng hoặc khăn lau ở đâu?
  7. Phòng gym này có toát lên “phong cách” tập mà bạn mong muốn?
  8. Hãy xem vibe của họ trên mạng xã hội?
  9. Bạn có thực sự cần một phòng gym “vật lý” không?

9 câu hỏi tự đặt ra trước khi tìm phòng gym mới

Đọc thêm tại: 9 câu hỏi tự đặt ra trước khi tìm phòng gym mới – Doctor247

Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận