5 khuyến nghị của WHO thúc đẩy nâng cao hoạt động thể chất toàn cầu - Doctor247

5 khuyến nghị của WHO thúc đẩy nâng cao hoạt động thể chất toàn cầu

Báo cáo tình trạng toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về hoạt động thể chất cho thấy việc kiểm soát hoạt động thể chất giữa từng độ tuổicác quốc gia là không đồng đều. 

Cần cải thiện chính sách khuyến khích hoạt động thể chất

Các số liệu được thống kê cho thấy sự chênh lệch lớn về mức độ hoạt động thể chất giữa các khu vực, quốc gia, nhóm tuổi và giới tính. Theo đó, mức độ người không tham gia vào các hoạt động thể chất ở các nước thu nhập cao (36,8%) gấp đôi so với các nước thu nhập thấp (16,2%).

Ở hầu hết các quốc gia, phụ nữ ít vận động hơn nam giới, đặc biệt là ở khu vực Đông Địa Trung Hải và khu vực Châu Mỹ.

Gần như tất cả các quốc gia đều có hệ thống theo dõi hoạt động thể chất ở người trưởng thành. Thế nhưng chỉ có 75% quốc gia theo dõi ở trẻ vị thành niên và chưa đến 30% ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Trong các lĩnh vực chính sách khuyến khích người dân tích cực sử dụng phương tiện giao thông bền vững, chỉ khoảng 40% quốc gia có tiêu chuẩn thiết kế đường bộ đảm bảo an toàn cho việc đi bộ và đi xe đạp.

“Chúng ta cần kêu gọi các quốc gia cần mở rộng việc thực hiện các chính sách hỗ trợ mọi người hoạt động thể chất tích cực hơn thông qua đi bộ, đạp xe, thể thao và các hoạt động thể chất khác,” ông Tedros Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO bày tỏ.

Trong tương lai, nếu như các quốc gia không nâng cao tỉ lệ về việc thúc đẩy người dân tham gia phương tiện công cộng, thì sẽ đối mặt với gánh nặng lớn về kinh tế. Cụ thể, chi phí điều trị các trường hợp mới mắc các bệnh không lây nhiễm có thể phòng ngừa (NCDs) sẽ tốn gần 300 tỷ USD trong giai đoạn 2020 – 2030.

Số lượng quốc gia trên toàn cầu có hạ tầng giao thông công cộng để thúc đẩy người dân nâng cao hoạt động thể chất chỉ chiếm chưa tới 50%.

5 khuyến nghị nâng cao hoạt động thể chất trên toàn cầu 

Nhằm thúc đẩy tốc độ của tiến trình chung tay hành động nhằm khuyến khích việc tham hoạt động thể chất trên toàn cầu, đồng thời hỗ trợ các quốc gia nâng cao hoạt động thể chất bền vững, báo cáo của WHO đưa ra 5 khuyến nghị sau: 

  1. Tăng cường trách nhiệm toàn diện của chính phủ và lãnh đạo.

Các quốc gia được khuyến nghị tăng cường vai trò lãnh đạo về hoạt động thể chất trong tổ chức chính phủ và phi chính phủ, đồng thời đảm bảo trách nhiệm thực hiện và duy trì các hành động chính sách cụ thể.

Mục tiêu phát triển toàn cầu (SDGs) của WHO cũng nêu rõ đầu tư xây dựng năng lực vận động chính sách về hoạt động thể chất và nâng cao nhận thức về những đóng góp xuyên lĩnh vực của hoạt động thể chất đối với phát triển quốc gia.

2. Tích hợp hoạt động thể chất vào tất cả các chính sách liên quan và hỗ trợ thực hiện chính sách bằng các công cụ thực tế, có hướng dẫn rõ ràng.

Các quốc gia cần tăng cường cung cấp công cụ và hướng dẫn thúc đẩy hoạt động thể chất phù hợp với đào tạo lực lượng lao động, thích ứng với từng bối cảnh địa phương, nhằm đảm bảo các chính sách được thực hiện trên diện rộng. 

Tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển khả năng ứng dụng kiến thức toàn cầu tại địa phương là việc làm cần phải ưu tiên để thúc đẩy hiệu quả hoạt động thể chất cho mọi lứa tuổi.

3. Hỗ trợ quan hệ đối tác, gắn kết cộng đồng và phát triển khả năng tham gia của người dân.

WHO khuyến nghị các quốc gia xem xét việc thành lập các cơ chế điều phối các hoạt động trong nước để tăng cường hợp tác và mở rộng quan hệ với nhiều tổ chức trong trường hợp cần thiết. Việc này cần được kết hợp với sự tham gia hiệu quả của các cấp chính quyền dưới quốc gia và các cộng đồng địa phương. 

Các hoạt động tập huấn kiến thức để nâng cao nhận thức và khuyến khích người dân tham gia hoạt động thể chất cần được đẩy mạnh, đặc biệt ở các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp.

4.Tăng cường hệ thống dữ liệu, theo dõi và chia sẻ kiến thức về hoạt động thể chất

Tất cả các quốc gia được khuyến khích xây dựng hệ thống giám sát và thông tin cấp quốc gia và địa phương. Mục tiêu của việc này nhằm theo dõi và tổng hợp dữ liệu trên các lĩnh vực hoạt động thể chất. Từ đó cung cấp thông tin cho chính phủ và các bên liên quan, giúp các cơ quan có trách nhiệm định hướng và thúc đẩy chu kỳ hoạch định chính sách diễn ra hiệu quả. Bảo đảm và phù hợp nguồn tài chính và cam kết chính sách quốc gia. 

Xây dựng hệ thống giám sát việc hoạt động thể chất trong nước là cơ hội để chính phủ đồng hành cùng người dân rèn luyện sức khỏe và đẩy lùi dịch bệnh.

5. Bảo đảm và phù hợp nguồn tài chính và cam kết chính sách quốc gia

Tất cả các quốc gia được khuyến nghị tiến hành việc phối hợp liên ngành để đánh giá toàn diện về chi phí dành cho việc nâng cao hoạt động thể chất. Điều này góp phần đảm bảo nguồn tài chính đầy đủ và phù hợp, để hỗ trợ việc thực thi chính sách quốc gia hiệu quả. Kết quả của việc đánh giá có thể phản ánh tác động của các chính sách đó mang lại đến sức khỏe của người dân. 

Kiểm soát nguồn tài chính là việc cần đặt lên hàng đầu để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các chính sách nâng cao hoạt động thể chất ở từng quốc gia.

Năm khuyến nghị được WHO đưa ra mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành một khối sức mạnh, thể giúp các quốc gia giải quyết những khó khăn trong việc thực thi chính sách thay đổi tình hình hoạt động thể chất của mọi người. 

Tổng hợp từ WHO

 

Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận