4 bước chăm sóc vết thương không để lại sẹo - Doctor247

4 bước chăm sóc vết thương không để lại sẹo

Nếu không chăm sóc đúng cách, một vết thương nhỏ cũng có thể để lại vết sẹo không mong muốn trên da.

Dưới đây là 4 bước quan trọng để chăm sóc vết thương sao cho hiệu quả nhất, đồng thời giảm nguy cơ hình thành sẹo.

1. Giữ sạch vết thương

Vệ sinh vết thương hở bằng dung dịch nước muối hoặc nước sạch, loại bỏ bụi bẩn, mảnh vụn nếu có, sau đó dùng khăn lau nhẹ nhàng.

Nếu trong vết thương có dị vật đâm sâu vào da, xương thì tuyệt đối không rút ra hoặc tác động lên chúng nếu không có kiến thức và đồ dụng cụ y tế. Hãy giữ vết thương sạch sẽ và đến ngay bác sĩ hoặc cơ sở y tế để được xử lý chính xác và an toàn.

cham-soc-vet-thuong

Lưu ý: Rửa tay sạch trước khi vệ sinh vết thươn bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn để hạn chế sự xâm nhập của các tác nhân gây nhiễm trùng. Nếu có thể, nên sử dụng găng tay y tế để hạn chế tiếp xúc với chất dịch và máu của người bị thương.

2. Dưỡng ẩm

Mô da ẩm giúp vết thương không bị khô và hạn chế hình thành vảy, từ đó sẽ nhanh lành hơn, giúp giảm nguy cơ hình thành sẹo lồi và sẹo rỗ.

cham-soc-vet-thuong

Để dưỡng ẩm vết thương, bạn có thể sử dụng kem dưỡng da chứa thành phần dưỡng ẩm như glycerin, hyaluronic acid và vitamin E. Tuy nhiên, các sản phẩm bôi vết thương cần có sự hướng dẫn của bác sĩ để tránh sử dụng sản phẩm chứa thành phần khiến vết thương bị kích ứng như cồn, hương liệu.

3. Sử dụng băng dán

Một số lưu ý khi sử dụng băng dán vết thương:

– Đối với các vết trầy xước lớn, sưng đau, vết bỏng hoặc đỏ kéo dài, có thể dùng miếng dán silicone hoặc hydrogel để hạn chế sự phát triển của sẹo lồi.

– Không nên dán quá chặt khiến máy khó lưu thông, cũng không nên dán quá lỏng vì băng dính sẽ bị bung và tăng khả năng nhiễm trùng.

cham-soc-vet-thuong

– Không nên băng quá lâu. Sau 5 tiếng, hãy mở băng ra, rửa lại vết thương bằng dung dịch sát khuẩn và thay miếng băng mới.

– Nếu băng bị ướt, phải thay miếng mới ngay lập tức để vết thương không bị nhiễm nước.

4. Chống nắng cho vết thương sau khi lành

Tác động của tia UV có thể kích thích sự tái tạo melanin, là chất gây sẹo và làm đen vùng da tổn thương ,bên cạnh đó còn dễ gây kích ứng, đặc biệt là với vùng da nhạy cảm và đã bị tổn thương.

Bạn nên lựa chọn kem chống nắng phổ rộng với SPF lớn hơn hoặc bằng 30 và bôi lại thường xuyên trên vùng da đã lành.

Tổng hợp

 

Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận