30 giây kiểm tra tuần hoàn máu lưu thông nhanh hay chậm - Doctor247

30 giây kiểm tra tuần hoàn máu lưu thông nhanh hay chậm

Nắm chặt tay trong 30 giây là phương pháp giúp nhận biết máu lưu thông nhanh hay chậm.

Các nhà khoa học của Mỹ đã nghiên cứu và chứng minh rằng bệnh tuần hoàn máu kém đã dần xuất hiện phổ biến ở những người trẻ tuổi, đặc biệt là dân văn phòng ít vận động, ngồi nhiều hơn đi, lười thể dục, thường xuyên gặp phải stress trong công việc,…

Gần đây, Danie (30 tuổi) thường xuyên cảm thấy chóng mặt, da xanh xao, đặc biệt khi gặp stress trong công việc. Cô cho biết chân tay thi thoảng sưng phù, tê bì bất thường.

Ngoài triệu chứng trên, cô còn thường xuyên cảm thấy bức bối trong người. Lúc nào cũng thấy mệt mỏi, đầu óc căng thẳng khiến Danie khó tập trung làm việc.

Ban đầu, Danie nghĩ mình thiếu máu chỉ cần tự bổ sung thực phẩm là đủ. Song tình trạng không được cải thiện buộc phải đi khám.

Bác sĩ kết luận cô bị mắc chứng bệnh lưu thông máu kém, máu xấu và thiếu máu.

“Trước tôi nghĩ bệnh này chỉ gặp ở người già, không ngờ mình cũng mắc phải”, Danie chia sẻ.

Nắm chặt tay trong 30 giây sẽ biết máu lưu thông nhanh hay chậm? - Ảnh 1.

Nguyên nhân gây tuần hoàn máu kém ở người trẻ tuổi

Nếu như trước đây, hội chứng tuần hoàn máu kém hầu như chỉ xảy ra ở người lớn tuổi do chức năng của hệ tuần hoàn suy giảm theo thời gian. Tuy nhiên hiện nay, hội chứng này đang xuất hiện ở nhiều người trẻ tuổi khiến sức khỏe người trẻ ngày càng suy yếu, ảnh hưởng khá nhiều đến đời sống cũng như công việc hàng ngày.

Các nhà khoa học của Mỹ đã nghiên cứu và chứng minh bệnh tuần hoàn máu kém này đã dần xuất hiện phổ biến ở những người trẻ tuổi, đặc biệt là dân văn phòng ít vận động, ngồi nhiều hơn đi, lười thể dục, căng thẳng kéo dài,…

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cũng quyết định rất lớn đến chất lượng máu và lưu thông máu. Ăn uống kém lành mạnh, lạm dụng thức uống có cồn, hút thuốc lá, thức khuya, thiếu ngủ… đều có thể trở thành nguy cơ gây hội chứng tuần hoàn máu kém.

Nắm chặt tay trong 30 giây sẽ biết máu lưu thông nhanh hay chậm? - Ảnh 2.

Biến chứng liên quan đến tuần hoàn máu kém

Máu là nguồn dinh dưỡng quý giá. Nếu máu lưu thông kém, các cơ quan trong cơ thể sẽ không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất, gây ra rất nhiều vấn đề cho sức khỏe. Biểu hiện ban đầu là đau đầu, chóng mặt, ù tai, mất ngủ… Khi nặng hơn, não không được nuôi dưỡng đầy đủ trong thời gian dài, có thể gây suy nhược thần kinh, suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, thậm chí lú lẫn.

Máu lưu thông kém còn làm tăng nguy cơ các chất mỡ trong máu lắng đọng bám vào mặt trong của thành động mạch làm xơ cứng động mạch. Lớp mỡ dày lên cản trở lưu thông bình thường của máu.

Thiếu máu cơ tim sẽ làm giảm chức năng co bóp cơ tim, gây ra bệnh lý thiếu máu cơ tim cục bộ, dẫn đến suy tim, rối loạn nhịp tim, nguy cơ nhồi máu cơ tim và nặng nề hơn là hoại tử cơ tim (nhồi máu cơ tim cấp tính).

tuan-hoan-mau-kem-1

Các triệu chứng của thiếu máu cơ tim là đau thắt ngực, đau khi gắng sức, đau ngay sau xương ức, đau nhói, đau thắt chặt, lan ra vai trái, cánh tay và bàn tay trái, bệnh tiến triển lâu ngày sẽ thành suy tim. Ngoài ra, lưu thông máu kém còn có thể gây bệnh đau mỏi vai gáy, teo ruột, giảm tiêu hóa..

Dấu hiệu lưu thông máu kém ở người trẻ tuổi, dân văn phòng

– Tay và chân: tê lạnh tay chân, đau mỏi, chuột rút, nặng chân, suy giãn tĩnh mạch.

– Đầu và vai gáy: đau mỏi vai gáy, hoa mắt chóng mặt, suy giảm trí nhớ, khả năng tập trung kém.

– Cơ thể: chán ăn, dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy…; hệ miễn dịch kém nên rất dễ mắc bệnh thông thường như cảm, cúm; dễ mệt mỏi, uể oải, hay buồn ngủ; thỉnh thoảng đau đầu, khó thở, nhịp tim đập loạn.

– Ngoài ra, sắc mặt và da khô tái, mắt thâm quầng, tóc dễ rụng, móng tay dễ gãy.

*Phương pháp nắm chặt tay trong 30 giây:

Muốn biết máu trong cơ thể có đang lưu thông thuận lợi không hay liệu bản thân có nguy cơ gặp các vấn đề tim mạch và mạch máu não hay không, bạn có thể thử phương pháp nắm chặt tay trong 30 giây.

Trước tiên, bạn hãy nắm chặt tay lại, đếm 30 giây sau đó buông tay ra. Lúc này bạn hãy quan sát thời gian hồi phục màu sắc của bàn tay.

tuan-hoan-mau-kem-2

– Nếu trong vòng 1 giây màu sắc ở bàn tay hồi phục lại bình thường: Điều này chứng tỏ huyết quản của bạn vô cùng khỏe mạnh. Máu lưu thông tốt, không bị tắc nghẽn. Cũng có nghĩa là tình trạng huyết áp của bạn ổn định và đang ở trong phạm vi bình thường.

– Nếu trong vòng 2-3 giây: Hệ thống tim mạch của bạn đang hoạt động khỏe mạnh, máu lưu thông trong mạch thông suốt, độ đàn hồi của mạch được duy trì tốt.

– Nếu trong vòng 4-5 giây: Máu lưu thông trong mạch máu chậm, sức khỏe hệ tim mạch của bạn ở trạng thái dưới mức khỏe mạnh và không có hiện tượng tắc nghẽn mạch máu rõ rệt.

– Máu về chậm trong vòng 6-10 giây: Máu lưu thông bị tắc nghẽn, sức khỏe hệ tim mạch của bạn đang trong tình trạng bệnh tật, tính đàn hồi của mạch máu giảm rõ rệt, có thể đã bị tắc nghẽn mạch máu. Điều này sức khỏe của bạn đang trong tình trạng báo động.

Biện pháp phòng chống

– Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý: Có biện pháp giảm căng thẳng, áp lực hiệu quả vì căng thẳng làm co thắt mạch máu khiến tuần hoàn máu kém đi.

– Tập thể dục thường xuyên như: đi bộ, bơi lội, chạy bộ, chạy xe đạp, leo núi, gym… đều tốt cho tuần hoàn máu.

– Không đứng hoặc ngồi quá lâu. Cứ sau khoảng 2 giờ làm việc thì nên cho cơ thể nghỉ ngơi vài phút bằng cách đi bộ ngắn, lên xuống cầu thang, rung lắc tay chân, duỗi thẳng cơ…

tuan-hoan-mau-kem-3

– Không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, thức uống có cồn; tăng cường rau xanh và trái cây trong thực đơn hàng ngày.

– Hạn chế thực phẩm nhiều mỡ động vật, thực phẩm ngọt nhiều đường, không quá lạm dụng caffeine trong cà phê và nước ngọt có ga vì chúng có thể gây ức chế quá trình lưu thông máu.

– Hạn chế thức khuya và cố gắng ngủ đủ 7-8 giờ mỗi đêm.

Bảo Hân

Theo Phụ Nữ Việt Nam

Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận