Chủ đề
10 xu thế chăm sóc sức khỏe 2024: Ứng dụng AI vào y tế
Trong năm 2024, ứng dụng công nghệ số trong ngành chăm sóc sức khỏe tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh tốc độ già hóa dân số tăng nhanh và các nguy cơ từ sức khoẻ tinh thần.
Theo thống kê Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số người trên 60 tuổi trên thế giới sẽ tăng gấp đôi từ mức 12% của năm 2015 đến 22% vào năm 2050. Việc gia tăng dân số già trên toàn cầu được các chuyên gia dự đoán sẽ làm tăng nhu cầu khám chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh mạn tính đối với người bước qua tuổi 60. Điều này có thể gây gánh nặng cho hệ thống y tế của mỗi nước trong tương lai.
Không chỉ riêng các bệnh mạn tính ở người cao tuổi, các vấn đề sức khỏe tinh thần đang trở thành mối bận tâm đáng lo ngại trên toàn cầu. WHO cho biết, “các cơn sóng” đại dịch khiến tỉ lệ người mắc các bệnh rối loạn lo âu và trầm cảm tăng 25% trên toàn thế giới.
Chính vì vậy, việc chú trọng phát triển nhiều loại hình hỗ trợ chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân đang là điều ưu tiên ở các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, công nghệ kỹ thuật số đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng hóa lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và y tế.
Các tiến bộ về công nghệ ra đời hướng đến mục tiêu từ chăm sóc phản ứng sang chăm sóc phòng ngừa với hi vọng giảm đà dân số già, giảm thiểu gánh nặng từ các bệnh về thể chất và tinh thần trên toàn thế giới.
Dưới đây là 10 xu hướng chăm sóc sức khỏe trong năm 2024:
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế
Trí tuệ nhân tạo (AI) được dự đoán sẽ tiếp tục là cái tên “hot hit” trong năm mới. Công nghệ này sẽ hỗ trợ việc giải thích kết quả và đưa ra các khuyến nghị phù hợp với từng bệnh nhân ở các quốc gia và nền văn hóa khác nhau. Nguồn dữ liệu này sẽ được liên tục tổng hợp và cập nhật liên tục, nhằm nâng cao độ hiểu biết của AI.
Đặc biệt, việc triển khai này luôn đảm bảo độ chính xác cao mà không xâm phạm vào quyền riêng tư của bệnh nhân. Việc ứng dụng AI trong y tế thậm chí có thể tạo ra các chatbot và trợ lý ảo để hỗ trợ ở mọi giai đoạn của hành trình chăm sóc bệnh nhân.
Y học cá nhân hóa
Theo lí thuyết, thuật ngữ “Y học cá nhân hóa” thường được mô tả là “điều trị đúng bệnh nhân với đúng thuốc, đúng liều, vào đúng thời điểm.” Trên thực tế, việc điều trị này thường được tiến hành trực tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế. Nơi đó, bác sĩ sẽ là người chịu trách nhiệm chính điều trị cho bệnh nhân tuân theo các bước sau: chẩn đoán, điều trị và theo dõi.
Với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ và dữ liệu như hiện nay, việc ra đời các mô hình y học cá nhân hóa trực tuyến không còn là giấc mơ. Ngày càng nhiều ứng dụng tiên tiến về lĩnh vực di truyền học ra đời.
Trong đó, AI được sử dụng để phân tích DNA của bệnh nhân nhằm chẩn đoán và điều trị bệnh tật, đồng thời tạo ra các loại thuốc được “cá nhân hóa” ở cấp độ phân tử (còn được gọi là y học chính xác).
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng cách tiếp cận y tế cá nhân hóa dẫn đến kết quả điều trị tốt hơn, sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực y tế và sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc giải quyết các thách thức về chăm sóc sức khỏe trong tương lai.
Trợ lý chăm sóc y tế ảo
Trợ lý chăm sóc y tế ảo cùng chatbot hứa hẹn sẽ là cánh tay đắc lực của bác sĩ và bệnh nhân. Công cụ này được các nhà khoa học đánh giá như “chuyên gia tham vấn linh hoạt”, hỗ trợ trong việc gợi ý về phác đồ điều trị, chẩn đoán và kê đơn cho bệnh nhân.
Bên cạnh đó, các “trợ lý công nghệ” này còn có thể giải đáp các thắc mắc của bệnh nhân về liệu trình điều trị, kết nối họ với nguồn thông tin đáng tin cậy để đưa ra quyết định chủ động về sức khỏe bản thân.
Không chỉ dừng lại ở đó, bộ đôi công cụ này còn dần kết nối với hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử, giúp bệnh nhân đặt và quản lý lịch hẹn dễ dàng. Nếu như bạn quên lịch hẹn, trợ lý ảo còn là “người nhắc nhở” tận tâm, hỗ trợ bệnh nhân tuân thủ phác đồ điều trị bằng cách nhắc uống thuốc, tập luyện đúng giờ. Đặc biệt, với những ai sống một mình hoặc ở vùng sâu xa, thì không nên bỏ qua người bạn “tâm thư” này.
Với những bước tiến vượt bậc như vậy, trợ lý ảo và chatbot không chỉ là công cụ công nghệ mà còn là những cộng sự không thể thiếu, cùng bác sĩ hướng đến tương lai chăm sóc sức khỏe toàn diện cho bệnh nhân.
Bản sao kỹ thuật số
Bản sao kỹ thuật số là mô hình ảo của một đối tượng vật lý. Bản sao này trải khắp vòng đời của đối tượng và sử dụng dữ liệu theo thời gian thực từ các cảm biến trên đối tượng để mô phỏng hành vi và giám sát hoạt động.
Các bản sao kỹ thuật số có thể sao chép nhiều hạng mục ngoài đời thực, từ các thiết bị đơn lẻ, đến các phiên bản được lắp ráp hoàn chỉnh.
Bản sao kỹ thuật số của từng bộ phận trên cơ thể con người đã được các nhà nghiên cứu xây dựng, để mô phỏng tác động của việc thay đổi phương pháp điều trị, thuốc men và lối sống.
Đáng chú ý, bản sao não bộ của con người được cho là cơ quan phức tạp nhất.Tuy nhiên, các nhà khoa học trên thế giới đề đặt kỳ vọng sẽ hoàn thiện bản sao này vào năm 2024.
Với những bước tiến vượt bậc như vậy, trợ lý ảo và chatbot không chỉ là công cụ công nghệ mà còn là những cộng sự không thể thiếu, cùng bác sĩ hướng đến tương lai chăm sóc sức khỏe toàn diện cho bệnh nhân.
Phương pháp điều trị từ xa 2.0: Bệnh viện ảo tích hợp internet vạn vật (IoT)
Đây là một xu hướng tích hợp mới lạ, bao gồm phương pháp điều trị từ xa và các thiết bị đeo tay được kết nối với mạng toàn cầu được gọi là Internet vạn vật (IoT).
Thuật ngữ IoT hay Internet vạn vật đề cập đến mạng lưới tập hợp các thiết bị thông minh và công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao tiếp giữa thiết bị và đám mây cũng như giữa các thiết bị với nhau.
Nhờ sự ra đời của chip máy tính giá rẻ và công nghệ viễn thông băng thông cao, ngày nay, chúng ta có hàng tỷ thiết bị được kết nối với internet. Trong lĩnh vực y tế, IoT được sử dụng để giúp các chuyên gia y tế theo dõi và chăm sóc bệnh nhân từ xa.
Trong năm 2024, các nhà khoa học sẽ đưa vào hoạt động phiên bản điều trị từ xa 2.0 thông qua mô hình bệnh viện ảo tích hợp IoT. Phát minh đột phá này hứa hẹn vượt xa với các tiêu chuẩn trước đó, nhằm hướng tới một phương pháp toàn diện để chăm sóc và điều trị bệnh nhân từ xa.
(còn tiếp kỳ 2)
Biên dịch tổng hợp theo Forbes, WHO