Vì sao Viêm xoang lâu lành nhưng dễ tái phát
Cho dù viêm xoang cấp hay viêm xoang mạn thì nó có 2 ảnh hưởng, thứ nhất là ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thứ hai là các biến chứng mà nói tới biến chứng là nói tới khả năng nguy hiểm đến tính mạng.
Bác sĩ, Chuyên gia góp mặt trong buổi tư vấn:
PGS. TS. BS. Lâm Huyền Trân – Trưởng khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Nguyễn Tri Phương – TP. HCM.
Những ảnh hưởng trực tiếp của VIÊM XOANG đối với sức khỏe chúng ta là gì?
Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, chúng ta bị nhức đầu, nghẹt mũi, sổ mũi thì sẽ gây nên tình trạng giảm tập trung, kém chú ý, giải quyết những công việc chậm chạp hơn so với tình trạng chúng ta không bị nhức đầu, nghẹt mũi, sổ mũi. Tình trạng khịt khạc, nghẹt mũi cũng ảnh hưởng trong vấn đề giao tiếp, chẳng hạn khi cta làm việc, trao đổi, tiếp khách trong các mối quan hệ với người nước ngoài hoặc xịt mũi, hỉ mũi trông rất mất vệ sinh. Hoặc hơi thở có mùi hôi khiến bệnh nhân và người nói chuyện với bệnh nhân cảm thấy rất khó chịu. Nhức đầu, nghẹt mũi đôi khi gây tình trạng mất ngủ nữa. Mất ngủ ban đêm ảnh hưởng đến công việc học tập ban ngày của bệnh nhân, kém hiệu quả. Sau 1 đêm ngủ ngon tinh thần làm việc sẽ hiệu quả hơn.
Khả năng biến chứng dù là VIÊM XOANG cấp hay VIÊM XOANG mạn dù tỉ lệ biến chứng là ít khi xảy ra. Không phải ai bị VIÊM XOANG cũng có khả năng biến chứng nhưng khi biến chứng xảy ra thì nguy hiểm đến tính mạng. Vì xoang rất gần tới các cơ quan như Mắt, Não và màng não. Đôi mắt với cta rất là quý VIÊM XOANG có thể gây mù, mờ mắt, viêm mô tế bào quanh ổ mắt. Các biến chứng về mắt khi xảy ra là những biến chứng nặng, nguy cơ ảnh hưởng đến thị lực người bệnh, giảm/mất thị lực. Hoặc biến chứng nặng hơn của VIÊM XOANG là viêm màng não hay áp xe não là do vi trùng đi trực tiếp từ xoang vào phần tiếp cận giữa xoang và màng não. Xoang trán cta tiếp xúc trực tiếp với não, cũng như xoang sàng tiếp xúc trực tiếp với màng não và dây thần kinh thị giác. Bệnh nhân viêm xoang sàng có thể bị ảnh hưởng trực tiếp dây thần kinh thị giác. Tương tự vớm xoang bướm, cũng gần dây thần kinh thị giác. Bệnh của xoang bướm có thể ảnh hưởng tới mắt và não cho nên nói đến biến chứng của VIÊM XOANG là nói đến biến chứng ảnh hưởng tới sinh mạng của người bệnh rất nhiều.
Trăn trở, lo ngại: tại sao VIÊM XOANG lại khó lành và trong quá trình điều trị lại dễ tái phát?
VIÊM XOANG là 1 tình trạng viêm của niêm mạc xoang. Cta tưởng tượng xoang mình giống như 1 cái phòng, xoang này phải được thông thương với hốc mũi, giống như phòng có cửa đi thông ra ngoài. Và nếu cái cửa này bị tắc, không khí trong phòng sẽ bị ứ đọng lại, vi trùng, nấm, các tác nhân gây bệnh sẽ sinh sôi, nảy nở, phát triển. Vì vậy, chỉ cần 1 sự phù nề niêm mạc, dịch tiết bị đặc quá thì cũng có thể gây ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển của hệ thống niêm mạc luân chuyển cũng như là phức hợp lỗ thông khe dễ bị tắc nên VIÊM XOANG dễ gây tái phát là như vậy. Chỉ cần phù nề là tắc, rất dễ tái phát, đặc biệt trên những bệnh nhân có cơ địa về bệnh lý, bất thường của hệ thống niêm mạc luân chuyển, hoặc những bệnh nhân có cơ địa dị ứng, những bệnh nhân có bất thường về giải phẫu trong mũi thì càng dễ bị VIÊM XOANG tái đi tái lại.
Bệnh VIÊM XOANG cũng như các bệnh khác, đó là có sự tương tác của cơ thể với môi trường. Nếu môi trường cta ô nhiễm thì cta dễ bị bệnh. Nếu thể tạng cảu cta bị dị ứng hoặc thể tạng hệ thống luân chuyển niêm mạc kém thì cta cũng dễ bị bệnh. Và nếu tiếp xúc tác nhân gây bệnh nhiều quá thì cta cũng dễ bị bệnh. Đó là 3 yếu tố làm cta bị tái đi tái lại dễ dàng.
Chính lỗ thông xoang nhỏ và đặc điểm hệ thống niêm mạc phải được vận chuyển liên tục, nếu tổn thương hệ thống niêm mạc hoặc phức hợp lỗ thông khe thì việc điều trị đôi khi là kéo dài thì cta không thể 1 sớm 1 chiều nhanh chóng phục hồi niêm mạc xoang. Thời gian phục hồi niêm mạc xoang có thể kéo dài 1 tháng đến 3 tháng cho nên quá trình điều trị của VIÊM XOANG không phải chỉ dăm ba bữa 2 tuần đâu. Đôi khi các bạn cần phải theo sự điều trị của bác sĩ và phải theo thời gian dài.
Đối với việc chữa VIÊM XOANG, có phải cta chỉ cậy vào kháng sinh hay không. Còn cách nào điều trị hiệu quả và an toàn không?
Trong vấn đề điều trị VIÊM XOANG, việc sử dụng kháng sinh hay không, cta phải tuân thủ chỉ định của Bác sĩ. Vì cta biết là VIÊM XOANG chia làm 2 loại là VIÊM XOANG cấp và VIÊM XOANG mạn. Trong VIÊM XOANG cấp, giai đoạn đầu thường gọi là VIÊM XOANG cảm cúm, tức là 1 giai đoạn nhiễm siêu vi, giống như là 1 viêm nhiễm đường hô hấp trên, niêm mạc xoang cũng có thể phù nề, xuất tiết, gây nên chứng nhức đầu, nghẹt mũi, sổ mũi, thậm chí là bệnh nhân có sốt. Tình trạng nhiễm siêu vi này chúng ta không cần phải dùng kháng sinh và chúng ta chỉ cần điều trị triệu chứng thôi. Với sức đề kháng của cơ thể tốt, trong vòng từ 7 đến 10 ngày, cơ thể chúng ta có thể vượt qua được. Trong thời gian đó, chúng ta không cần sử dụng kháng sinh. Những người sau giai đoạn VIÊM XOANG do cảm đó là bệnh nhân khỏe mạnh hoàn toàn, tuy nhiên cũng có 1 số người sau giai đoạn VIÊM XOANG do cảm, giai đoạn nhiễm siêu vi thì lại đưa đến giai đoạn thứ hai là giai đoạn nhiễm vi trùng, tức là giai đoạn nước mũi đã chuyển sang có màu, không phải là nước mũi trắng trong nữa. Nước mũi đục, có màu vàng, xnah thì đó là giai đoạn đã bội nhiễm vi trùng rồi. Lúc này, bắt buộc chúng ta phải sử dụng kháng sinh. Bác sĩ khuyên là nếu bạn đã qua giai đoạn nước mũi có màu, chúng ta nên đi khám bác sĩ bởi vì chỉ định dùng kháng sinh loại nào, là do bác sĩ quyết định, tùy theo kinh nghiệm lâm sàng của người thầy thuốc cũng như các guideline, các hướng dẫn điều trị, bác sĩ sẽ chọn lựa kháng sinh phù hợp với tác nhân gây bệnh, bệnh tình và tình trạng cơ thể của bạn. Vd như trên 1 cơ thể, thể địa tốt sẽ dùng loại tác nhân nào, vi trùng gì thì sẽ dùng loại kháng sinh nào. Những người có những thể địa đặc biệt như bệnh nhân suy gan, suy thận thì thầy thuốc sử dụng kháng sinh còn phải cân nhắc đến quá trình sử dụng kháng sinh nữa, nên dùng thuốc gì hoặc không nên dùng thuốc gì. Cho nên dùng kháng sinh là do chỉ định của thầy thuốc. Các bạn không nên tự ý mình sử dụng kháng sinh.
Con em giờ 9 tuổi, lúc 2 tuổi ăn có rớt hạt sơ-ri vô lỗ mũi, đi bác sĩ TMH lấy ra rồi nhưng bây giờ hễ trời lạnh thì bé sổ mũi, nước mũi quá đặc, hễ uống thuốc thì hết. Có khi nào bé bị VIÊM XOANG không?
Chào chị, bé đã được xử trí tốt tình trạng dị vật mũi. Thông thường sau khi bác sĩ TMH lấy ra thì bác sĩ sẽ kiểm tra lại còn dị vật nào nữa không vì 1 số trẻ không chỉ nhét 1 mà 2 hạt nhưng mà chị đã đưa bé đến bác sĩ TMH như vậy đã là 1 xử trí đúng đắn. Trời lạnh đôi khi thường sổ mũi thì cũng thường xảy ra với tất cả mọi người, kể cả các bé cũng vậy, khi thay đổi thời tiết chúng ta cũng có thể bị cảm chứ không phải là do chuyện hạt sơ-ri nên giờ chúng ta có thể tạm thời quên chuyện hạt sơ-ri đó qua 1 bên, chị không cần phải quan tâm lo lắng về cái hạt sơ-ri đó nữa.
Còn giờ bé 9 tuổi, trời lạnh, sổ mũi đặc thì khi trời lạnh, thường, chúng ta sẽ có 1 đợt nhiễm trùng đường hô hấp, viêm đường hô hấp. Thông thường, lúc đầu là do siêu vi, cta có thể có sốt, có ho, có sổ mũi nhưng mà nước mũi trong. Sau 7 đến 10 ngày mà nước mũi trở thành có màu, đặc hơn thì giai đoạn nhiễm siêu vi đã bị bội nhiễm vi trùng, rất có khả năng trong giai đoạn nước mũi sổ mũi đặc là có bị VIÊM XOANG rồi. Tốt nhất là chị nên đưa bé đến bác sĩ TMH để khám và nội soi mũi, để xác định xem là có bị viêm xoang hay không. Vì vấn đề chẩn đoán về VIÊM XOANG nếu cta cứ ngồi ở nhà kể triệu chứng không thì rất là khó trong khi phương tiện y học, kỹ thuật hiện đại thì thông thường chúng ta chẩn đoán qua nội soi.
Em tên Viên. Em được chẩn đoán bị VIÊM XOANG cách đây 2 năm, triệu chứng bị lặp lại, sổ mũi, đau nhức ê ẩm vùng trán, nghẹt mũi. Triệu chứng nó như vậy nhưng mà cái này là tái phát của 2 năm. Em nghe nói là loại thuốc Xoangspray đó có thể ngăn ngừa hiện tượng này. Cái thành phần của Xoangspray có thể điều trị được không ạ?
Chào Viên, thì có thể bạn đã mắc bệnh VIÊM XOANG rồi nhưng để chắc chắn thì bạn đến bác sĩ TMH để nội soi. Nếu như triệu chứng mới xuất hiện thì bạn có thể dùng các loại thuốc thông thường xịt mũi để làm thông hốc mũi, thông phức hợp lỗ thông khe vì như chúng ta biết chìa khóa của vấn đề VIÊM XOANG là mũi chúng ta bị tắc, phức hợp lỗ thông khe bị tắc. Vì vậy, chúng ta bằng các loại thuốc xịt mũi, rửa mũi để làm thông thoáng lỗ thông khe chính là chúng ta đã góp phần giải quyết điều trị bệnh VIÊM XOANG rồi đó. Còn trong thuốc xịt mũi Xoangspray bạn đề cập đến thì có loại thảo dược và có hoạt tính kháng khuẩn, kháng viêm và nó làm thông thoáng mũi. Bạn có thể sử dụng thuốc xịt mũi Xoangspray để làm thông thoáng mũi trong thời hạn 7 – 10 ngày nếu bạn thấy các triệu chứng cải thiện là tốt nhưng mà nếu sau khi xịt thuốc mà bạn thấy các triệu chứng không cải thiện hoặc xuất hiện triệu chứng mới mới nặng hơn hoặc là nó làm cho bạn khó chịu nhiều hơn thì bạn nên đi khám bác sĩ.
Viêm xoang mạn. Mắt của em mờ quá, bác sĩ nói em không việc gì là sao ạ?
Chào bạn, VIÊM XOANG nó có thể ảnh hưởng đến mắt và làm mờ mắt. Việc bạn quan tâm là đúng. Bạn cần đi khám ở 2 bác sĩ, chuyên khoa Mắt và chuyên khoa TMH. Mờ mắt có thể là do các căn nguyên ở tại mắt hoặc các căn nguyên ở ngoài mắt. Căn nguyên tại mắt thì có các bệnh như: tật khúc xạ ở mắt (cận thị, loạn thị, viễn thị…), viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm nhiễm ở vùng mắt hoặc 1 u bướu gì đó phát triển cũng có thể làm cho bạn bị mờ mắt. Để xác định tại mắt có vấn đề gì hay không thì tốt nhất là bạn phải đi khám ở bác sĩ chuyên khoa Mắt, sẽ có nhiều cách khám như đo thị lực, đo thị trường, soi đáy mắt, chụp đáy mắt, siêu âm mắt… để xác định mắt của bạn có vấn đề gì hay không. Sau khi bác sĩ chuyên khoa Mắt xác định bạn không có vấn đề gì thì bác sĩ chuyên khoa Mắt sẽ đề nghị bạn đi khám bác sĩ TMH hoặc nếu bác sĩ chuyên khoa Mắt phát hiện bạn có cận thị, loạn thị hay có vấn đề gì về mắt thì sẽ đưa ra giải pháp giúp cho bạn được trị bệnh. Còn khi bạn đến bác sĩ chuyên khoa TMH thì bạn sẽ được khám mũi, nội soi mũi để xác định xem bạn có bị VIÊM XOANG hay không rồi nếu cần thiết sẽ cho bạn chụp CT Scan. CT Scan là 1 phương tiện chẩn đoán hình ảnh rất có giá trị, được xem là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán VIÊM XOANG. Chính qua cái CT Scan này mà bác sĩ sẽ giải thích cho bạn là như vậy bạn có bị VIÊM XOANG hay không, viêm xoang nào, mức độ nặng của bệnh như thế nào, bệnh này có gây biến chứng hay không, trên CT Scan thể hiện rất rõ. Có thể VIÊM XOANG gây nên triệu chứng ở mắt nhưng cũng có thể nó độc lập, bạn có thể cùng 1 lúc vừa bị VIÊM XOANG (không phải VIÊM XOANG đó gây biến chứng mắt) nhưng vùng đó là bạn có bất thường gì về mắt, tật khúc xạ hoặc bệnh lý gì về mắt, nhưng cũng có thể VIÊM XOANG này gây biến chứng mắt thì giải quyết VIÊM XOANG sẽ giải quyết được triệu chứng ở mắt của bạn. Nên lời khuyên là bạn nên đi khám Bác sĩ Mắt và Bác sĩ chuyên khoa TMH.
Em nằm bên nào thì mũi bên đó nó tịt. Thỉnh thoảng, nước mũi ra thì nó có mùi. Em muốn hỏi đó là bệnh lý gì?
Con em 8 tuổi, được chẩn đoán bị VIÊM XOANG cấp tính đã mấy ngày, thì trẻ con có mau khỏi hơn người lớn không?
Anh Đức, Lê Văn Sỹ
Chào anh, triệu chứng chính của anh là nghẹt mũi và sổ mũi có mùi, đó là 2 triệu chứng khá là đặc trưng của bệnh VIÊM XOANG. Như vậy là anh đã có triệu chứng của bệnh VIÊM XOANG rồi, tốt nhất là anh nên đi khám ở bác sĩ chuyên khoa TMH để được nội soi mũi hoặc chụp CT Scan để xác định là anh có bị VIÊM XOANG hay không.
Nói đến VIÊM XOANG thì có 2 thể, VIÊM XOANG cấp và VIÊM XOANG mạn. Bản thân VIÊM XOANG cấp nó cũng nhanh khỏi hơn so với VIÊM XOANG mạn, điều trị nhanh khỏi hơn, kể cả trẻ em lẫn người lớn. Tóm lại, VIÊM XOANG cấp thì thời gian điều trị của nó ngắn hơn cho dù đó là trẻ con hay người lớn. VIÊM XOANG mạn thì cũng vậy, thời gian điều trị của nó là dài hơn, cho dù đó là trẻ con hay người lớn.
My Châu
Theo Suckhoeonline