ỦA VẬY HẢ?

Vì sao người tốt thường dễ mắc ung thư?

Charon Nguyễn 30/06/2025 17:03

Có bao giờ bạn nghe ai đó nói: “Chị đó tốt bụng, hiền lành vậy mà lại mắc ung thư”? Câu nói ấy thường được thốt lên với sự xót xa và dường như không ít lần ta nhận thấy những người sống hiền lành, luôn nghĩ cho người khác, lại là người phải đối mặt với những căn bệnh nghiệt ngã nhất.

Những lời nhận xét đầy tiếc thương ấy xuất hiện không ít lần quanh những người mắc bệnh nan y. Và chúng khiến nhiều người đặt ra một câu hỏi tưởng chừng vô lý nhưng lại được nhắc đến ngày càng nhiều trong giới y học và tâm lý học: Liệu việc sống quá “tốt” có khiến con người dễ sinh bệnh hơn?

ung-thu.jpg

Theo các chuyên gia tâm lý, đặc biệt là bác sĩ Gabor Maté – tác giả cuốn When the Body Says No thì câu trả lời là có thể.

Không phải sự tử tế khiến người ta mắc bệnh, mà là việc liên tục hy sinh bản thân, kìm nén cảm xúc, không dám từ chối người khác mới là yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, bao gồm cả ung thư.

Trong y học tâm thể (psychosomatic medicine), người ta ngày càng quan tâm đến mối liên hệ giữa tâm lý và sức khỏe thể chất. Những người luôn cố gắng làm vừa lòng người khác, không nói “không”, dễ rơi vào trạng thái stress mạn tính âm thầm. Điều này khiến cơ thể phải tiết ra hormone cortisol trong thời gian dài, gây rối loạn hệ miễn dịch, làm tổn thương mô và tạo ra môi trường sinh học dễ dẫn đến ung thư.

Trường hợp điển hình là Mary - bệnh nhân được bác sĩ Gabor Maté kể lại trong sách. Bà là một người phụ nữ dịu dàng, sống vì chồng con, chưa từng than phiền. Nhưng sau nhiều năm sống trong vai trò “người phụ nữ tốt”, bà mắc xơ cứng bì - một bệnh tự miễn hiếm gặp, tàn phá da và nội tạng. Sau cùng, bác sĩ nhận ra: cơ thể Mary đã “nói không” thay cho phần đời mà bà đã luôn im lặng.

Một trích dẫn khác của bác sĩ Gabor Maté trong cuốn sách Huyễn tưởng về bình thường cũng cho thấy một mối liên hệ chặt chẽ giữa tính cách và nguy cơ mắc bệnh. Đó là nghiên cứu năm 1982 tại Hội nghị Quốc tế về Ngăn ngừa và Phát hiện Ung thư lần thứ tư ở London, các nhà khoa học có thể dự đoán chính xác 94% ca ung thư vú và 70% ca lành tính.

Những “đặc điểm nguy hiểm” được ghi nhận bao gồm:

  • Khả năng kìm nén cảm xúc quá mức
  • Hành vi vị tha thái quá
  • Luôn tránh xung đột
  • Tính cách độc lập, siêu tự chủ
  • Tư duy duy lý, bỏ qua cảm xúc

Đây đều là những biểu hiện thường thấy ở những người luôn nghĩ cho người khác, không để lộ sự tổn thương của mình, luôn bình tĩnh, lý trí, không gây phiền hà. Nhưng chính việc kìm nén, hy sinh, gồng mình quá mức lại tạo nên một áp lực âm thầm kéo dài, làm tổn thương sâu sắc hệ miễn dịch và hệ thần kinh.

nguoi-tot-de-bi-ung-thu.jpg

Khi sự tử tế trở thành gánh nặng: Hãy học cách tốt với chính mình trước

Chúng ta thường được dạy rằng sống tử tế là điều đúng đắn – và điều đó hoàn toàn chính xác. Thế nhưng, tử tế không nên đồng nghĩa với việc luôn làm hài lòng người khác bằng mọi giá. Khi bạn luôn gật đầu để giữ hòa khí, khi bạn phớt lờ cảm xúc thật của bản thân để “được yêu mến”, bạn đang đặt mình vào thế căng thẳng thường trực. Từ đó, cơ thể bạn phải đánh đổi – bằng cách suy yếu dần.

Nhiều người “quá tốt” không thiết lập được ranh giới cá nhân. Họ sống trong cảm giác phải gánh trách nhiệm, phải hy sinh, và thường cảm thấy có lỗi nếu nói “không”. Họ không chỉ mệt mỏi về tâm lý, mà còn âm thầm hủy hoại sức khỏe thể chất. Bệnh tật, trong trường hợp này, là sự phản kháng cuối cùng của cơ thể với một đời sống thiếu thành thật với chính mình.

Vì vậy, để sống khỏe mạnh và tử tế lâu dài, mỗi người cần học cách tự bảo vệ mình bằng những giới hạn rõ ràng. Đôi khi, nói “không” là hành động tử tế nhất vì nó giữ cho bạn khỏe mạnh để tiếp tục yêu thương đúng cách.

Lời kết

Dĩ nhiên, ung thư sẽ không chọn người tốt hay người xấu. Căn bệnh này chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như môi trường sống, chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt, yếu tố di truyền...

Tuy nhiên, sống quá lâu trong vai trò “người tốt bất chấp”, luôn nói “vâng” để được yêu mến, luôn từ chối nhu cầu thật của bản thân, lại chính là điều khiến bạn dễ bị tổn thương từ bên trong. Về lâu dài, sự hy sinh thầm lặng ấy có thể ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn.

Theo the blahcksheep
https://theblahcksheep.com/a/Nice%20People%20Get%20Cancer%3F%20The%20Link%20Between%20People-Pleasing%20and%20Disease
Copy Link
https://theblahcksheep.com/a/Nice%20People%20Get%20Cancer%3F%20The%20Link%20Between%20People-Pleasing%20and%20Disease
    Nổi bật
        Mới nhất
        Vì sao người tốt thường dễ mắc ung thư?
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO