Truyền thông khoa học: Niềm tin phải dựa vào minh chứng
Tác giả: Sue Le, Giám đốc Điều hành Red Communications

Ngành dược, từ gia công đến sáng tạo
Có một chuyển động đang âm thầm nhưng mạnh mẽ diễn ra: ngành dược toàn cầu đang tái cấu trúc. Theo báo cáo mới nhất của McKinsey & Company (2023), gần 70% các tập đoàn dược phẩm hàng đầu trên toàn cầu đang triển khai kế hoạch đa dạng hóa chuỗi cung ứng trong vòng 5 năm tới.Và giữa làn sóng “friendshoring” - xu hướng chuyển sản xuất sang các quốc gia thân thiện về chính trị và thương mại - Việt Nam bất ngờ được gọi tên như một điểm đến đầy tiềm năng. Điều này mở ra cơ hội lớn cho ngành công nghiệp dược phẩm tại Việt Nam khi chúng ta không chỉ duy trì vai trò “công xưởng gia công” mà còn định hướng phát triển thành “trung tâm sáng tạo” với năng lực nghiên cứu và sản xuất tân tiến.
“Vùng xanh” mới của ngành dược: Nơi chỉ dành cho những người thực sự sẵn sàng
Chính trong bối cảnh như thế của ngành dược phẩm đương thời, việc xây dựng lòng tin với các chuyên gia y tế, bác sĩ, nhà hoạch định chính sách, nhà đầu tư và người tiêu dùng không thể thiếu sự chính xác và minh bạch trong thông điệp.Đồng thời, việc hiểu biết và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về truyền thông dược phẩm của các cơ quan quản lý là yếu tố then chốt trong chiến lược truyền thông của mỗi công ty dược phẩm. Việc truyền tải các thành tựu nghiên cứu không còn là phần hậu kỳ, mà hiển nhiên phải nằm trong mọi chiến lược tiên phong.Một nghiên cứu của GlobalData (2024) chỉ ra rằng các công ty dược có chiến lược truyền thông khoa học bài bản ghi nhận tỷ lệ chấp thuận sản phẩm mới cao hơn 20%, đồng thời thâm nhập thị trường nhanh hơn 30% so với các đối thủ không chú trọng đến truyền thông khoa học.Tuy nhiên, tại Việt Nam, khoảng trống trong truyền thông khoa học còn rất lớn. Chỉ dưới 10% các chiến dịch truyền thông y tế-dược phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế về giao tiếp y tế (medical communication). Phần lớn các chiến dịch hiện tại vẫn thiên về quảng cáo, thiếu chiều sâu khoa học, hoặc không tuân thủ đúng các quy định pháp lý.
Red Comms: Sẵn sàng bứt phá cùng khoa học
Hơn một thập kỷ trước, khi thị trường ngành PR về y-dược còn đang thực hành truyền thông đơn thuần, giữa đúng luật và quảng bá, Red Comms đã chọn cho mình một con đường khác biệt và tiên phong: đầu tư phát triển năng lực truyền thông khoa học thực thụ. Mục tiêu của chúng tôi không chỉ là đáp ứng các yêu cầu của luật quảng cáo, mà còn phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về dược phẩm và đảm bảo tính minh bạch khoa học trong mọi thông điệp truyền tải. Tại Red Comms, chúng tôi không chỉ truyền tải - mà còn thẩm định thông tin, không chỉ kể lại - mà còn truy nguyên dữ liệu lâm sàng.Red Comms tự hào sở hữu đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản về y khoa, dược-lý học và truyền thông y tế, với kiến thức sâu rộng về các chuẩn mực truyền thông địa phương và quốc tế (FDA, EMA, WHO Guidelines). Với thế mạnh “hiểu luật, hiểu ngành và hiểu người nghe”, chúng tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn truyền thông cho các tập đoàn dược phẩm đa quốc gia, các thương hiệu dược phẩm nội địa lớn, và đặc biệt là việc xây dựng nền tảng học hỏi và hiểu biết về quy định pháp lý đối với nội dung truyền thông.Trong suốt hành trình phát triển, Red Comms đã đồng hành cùng nhiều dự án chiến lược quan trọng mang tầm quốc gia, như ra mắt các sản phẩm vaccine và các phương pháp điều trị bệnh thế hệ mới tại Việt Nam; tổ chức các chiến dịch nâng cao nhận thức về các bệnh lý hiếm gặp; tư vấn xây dựng danh tiếng khoa học cho các doanh nghiệp, cộng đồng y khoa và các KMOLs (Key Medical Opinion Leaders); sáng tạo nội dung truyền thông gần gũi với đại chúng, nhưng vẫn đảm bảo tính khoa học và dựa trên nền tảng lâm sàng vững chắc…
Đọc thêm bài viết khác: Quỹ đạo tương lai của sức khỏe