Quá nhiều "hormone hạnh phúc" dopamine có làm chúng ta hạnh phúc hơn? - Doctor247

Quá nhiều “hormone hạnh phúc” dopamine có làm chúng ta hạnh phúc hơn?

Dopamine được biết đến là một chất dẫn truyền thần kinh trong não, góp phần tạo ra cảm giác tỉnh táo, tập trung, động lực và hạnh phúc. Nhưng liệu, quá nhiều ‘hormone hạnh phúc’ này có giúp chúng ta cảm thấy yêu đời, hạnh phúc hơn không?

Quá nhiều "hormone hạnh phúc" dopamine có làm chúng ta hạnh phúc hơn?

Dopamine là gì?

Dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh được sản xuất trong não. Về cơ bản, nó hoạt động như một “sứ giả hóa học” truyền tín hiệu giữa các tế bào thần kinh.

Dopamine được giải phóng khi não bộ dự đoán một phần thưởng. Khi bạn liên kết một hoạt động nào đó với khoái cảm, ngay cả việc mong đợi nó cũng có thể làm tăng mức dopamine. Ví dụ như ăn một món ăn yêu thích, quan hệ tình dục, mua sắm hoặc bất cứ điều gì bạn thích.

Chẳng hạn, nếu món ăn vặt ưa thích của bạn là bánh quy sô cô la, việc chỉ cần ngửi thấy mùi bánh đang nướng hoặc nhìn thấy chúng vừa ra lò cũng có thể làm tăng dopamine trong não bạn. Khi ăn bánh, dopamine tràn vào hệ thần kinh, củng cố sự ham muốn này và khiến bạn có xu hướng tìm kiếm nó trong tương lai.

Tuy nhiên, nếu bạn mong chờ cả ngày để được ăn bánh nhưng đồng nghiệp đã ăn hết trong lúc bạn bận họp, bạn có thể cảm thấy thất vọng. Điều này có thể làm giảm mức dopamine và khiến bạn càng khao khát ăn món bánh đó hơn nữa.

dopamine

Ngoài chức năng tạo cảm giác khoái lạc, dopamine còn tham gia vào nhiều quá trình khác trong cơ thể, bao gồm:

  • Lưu thông máu
  • Tiêu hóa
  • Chức năng điều hành (lập kế hoạch, ra quyết định)
  • Chức năng tim và thận
  • Trí nhớ và khả năng tập trung
  • Tâm trạng và cảm xúc
  • Kiểm soát vận động
  • Xử lý cơn đau
  • Chức năng tuyến tụy và điều hòa insulin
  • Hành vi tìm kiếm khoái cảm và phần thưởng
  • Giấc ngủ
  • Phản ứng với căng thẳng

Tuy nhiên, dopamine không hoạt động độc lập. Nó tương tác với các chất dẫn truyền thần kinh và hormone khác như serotonin và adrenaline. Ngoài ra, các yếu tố môi trường cũng có tác động đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn.

Tóm lại, dopamine góp phần tạo ra cảm giác:

  • Tỉnh táo
  • Tập trung
  • Động lực
  • Hạnh phúc

Nếu hormone này tăng vọt, bạn có thể cảm thấy cực kỳ hưng phấn trong một khoảng thời gian ngắn.

Dư thừa dopamine có đồng nghĩa hạnh phúc nhân đôi?

Câu trả lời từ các nghiên cứu cho thấy, thứ gì nhiều quá cũng không tốt, kể có đó có là sự hạnh phúc.

Mặc dù dopamine có vai trò quan trọng trong việc tạo ra cảm giác hạnh phúc, nhưng mức độ quá cao của nó có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng:

  • Tâm thần phân liệt: Nghiên cứu cho thấy, hàm lượng hormone quá cao trong một số vùng não có thể gây ra ảo giác và hoang tưởng, là những triệu chứng điển hình của bệnh tâm thần phân liệt.

  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD): Một số nghiên cứu cũng cho rằng việc thiếu hụt dopamine là nguyên nhân gây ra rối loạn này, nhưng việc điều trị bằng cách tăng cường hormine này cần được kiểm soát chặt chẽ để tránh tác dụng phụ.
  • Nghiện chất kích thích: Các chất gây nghiện như cocaine, nicotine và heroin làm tăng lượng dopamine rất nhiều, tạo cảm giác “phê” và thúc đẩy việc sử dụng lặp lại, dẫn đến nghiện.

Trong xã hội hiện đại, chúng ta thường tiếp xúc với nhiều kích thích gây tăng dopamine như mạng xã hội, trò chơi điện tử và thực phẩm chứa nhiều đường. Việc tiếp xúc liên tục với các kích thích này có thể dẫn đến hiện tượng “bội thực dopamine“.

Giống như bất cứ thứ gì nếu bạn quá lạm dụng, việc bội thực dopamine sẽ khiến não bộ giảm nhạy cảm với hormone này và làm giảm khả năng trải nghiệm niềm vui từ những hoạt động thường ngày.

Cân bằng chính là chìa khóa cho hạnh phúc thật sự

Để duy trì mức dopamine cân bằng và đạt được hạnh phúc bền vững, chúng ta có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung thực phẩm giàu tyrosine như hạnh nhân, chuối và các sản phẩm từ sữa có thể hỗ trợ sản xuất dopamine;
  • Hoạt động thể chất: Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sản xuất hormone một cách tự nhiên và cải thiện tâm trạng;
  • Giấc ngủ chất lượng: Ngủ đủ giấc giúp duy trì ổn định và cải thiện khả năng tập trung;
  • Thiền và yoga: Các hoạt động này giúp giảm căng thẳng và cân bằng các hormone trong cơ thể, bao gồm cả dopamine
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận