Đà Nẵng xuất hiện ca nghi đậu mùa khỉ
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Đà Nẵng lấy mẫu người đàn ông có các triệu chứng, yếu tố lâm sàng bệnh tay chân miệng bội nhiễm, để xét nghiệm đậu mùa khỉ.

Tiếp nhận và thực hiện phòng lây nhiễm đối với bệnh đậu mùa khỉ
Bệnh viện Đà Nẵng đã cách ly người bệnh, thực hiện biện pháp phòng lây nhiễm đối với bệnh đậu mùa khỉ, khử trùng các khu vực liên quan. CDC cũng đề nghị lập danh sách những người tiếp xúc gần với ca nghi nhiễm để tư vấn, hướng dẫn theo dõi sức khỏe trong 21 ngày (là thời gian ủ bệnh kể từ khi tiếp xúc).Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu điều tra thêm thông tin bệnh nhân, xác minh những trường hợp tiếp xúc gần để xử trí; cấp phát Chloramin B và hướng dẫn người nhà bệnh nhân vệ sinh, lau chùi nhà ở.Đến nay, cả nước đã ghi nhận 22 ca đậu mùa khỉ, trong đó TP HCM 19 ca, Bình Dương hai ca, Long An một ca. Phần lớn bệnh nhân này chưa xác định được nguồn lây nhiễm. Các chuyên gia cho rằng mầm bệnh đã âm thầm lưu hành trong cộng đồng, những bệnh nhân trên được xem là "ca nội địa".Các bác sĩ cho rằng không nên lo lắng quá mức bởi đậu mùa khỉ không dễ lây lan ra cộng đồng, chỉ dễ lây trên một số nhóm nguy cơ như đồng tính nam, song giới, người có nhiều bạn tình, không bảo vệ bằng bao cao su...Bệnh có cách lây gần giống HIV do tiếp xúc, cọ sát với mụn nước, quan hệ tình dục với người đang mắc, song sẽ tự thải trừ hoàn toàn virus và nhanh khỏi nếu bệnh nhân có miễn dịch tốt.Biểu hiện của bệnh đầu mùa khỉ là phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu khác như sốt trên 38 độ C, nổi hạch (sưng hạch bạch huyết), đau đầu, đau cơ, đau lưng, suy nhược...Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng gây lo ngại trên toàn cầu, dỡ bỏ mức cảnh báo cao nhất vào ngày 11/5. Tháng 5 năm ngoái, WHO tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, do đây là bệnh mới nổi.(Theo VNExpress)