Có khi nào: Thất bại chưa chắc đã là mẹ thành công?
"Thất bại là mẹ thành công" là một quan niệm phổ biến trong cả văn hóa Việt Nam lẫn thế giới. Nhưng liệu thất bại có là một bài học hữu ích, hay chúng ta có thể học hỏi tốt hơn khi thành công?

Tổn thất tinh thần hơn là bài học quý báu?
Chúng ta thường nghe về những tấm gương vĩ đại, những cá nhân nổi bật từng trải qua hàng loạt thất bại rồi mới đạt được thành công. Steve Jobs bị sa thải khỏi chính công ty do mình sáng lập, Thomas Edison thử nghiệm hơn 1.000 lần trước khi chế tạo thành công bóng đèn. Nhưng liệu đây có phải là chuẩn mực mà ai cũng nên theo đuổi?Nghiên cứu từ University of Chicago chỉ ra rằng con người thường tập trung vào những điều mình đã làm sai và dễ dàng bị đè nặng bởi cảm giác thất vọng và tự ti. Giáo sư Ayelet Fishbach, người đứng đầu nghiên cứu, nhận xét: “Thất bại có thể khiến chúng ta mất niềm tin vào bản thân và thậm chí tránh né việc thử lại.” Điều này đặc biệt đúng với những người trẻ, khi những sai lầm đầu đời của họ không nhận được sự đồng hành từ những người cố vấn hay có một mối trường phù hợp để phát triển, dễ dẫn đến sự chán nản và hoài nghi về năng lực của mình.
Đôi khi việc thành công có thể dạy ta nhiều hơn
Một nghiên cứu khác từ University of Chicago cho thấy con người học hỏi hiệu quả hơn từ thành công. Khi đạt được điều gì đó, dù chỉ là một thành tựu nhỏ, chúng ta có động lực tái tạo và mở rộng những yếu tố đã dẫn đến thành công đó. Thành công, về cơ bản, không chỉ giúp chúng ta tự tin hơn mà còn củng cố khả năng đánh giá đúng những phương pháp hay kỹ năng cần thiết để đạt được kết quả tốt.Điều này được minh họa rõ nét qua câu chuyện của vận động viên Michael Phelps, người giữ kỷ lục Olympic với 28 huy chương. Thành công trong những lần thi đấu đầu tiên không chỉ là động lực mà còn giúp anh tinh chỉnh phương pháp tập luyện, để sau đó có thể tự tin vượt qua các đối thủ mạnh nhất thế giới. Cảm giác chiến thắng này là nhiên liệu mạnh mẽ giúp anh tiếp tục theo đuổi các mục tiêu khó khăn hơn mà không phải loay hoay với những sai lầm cơ bản.