Podcast và Vodcast: Hiểu đúng để không còn nhầm lẫn
Podcast là gì và có gì khác biệt so với Vodcast? Đây là câu hỏi gây nhiều tranh luận khi mà hai thuật ngữ này thường bị nhầm lẫn với nhau. Có thể thấy, sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng truyền thông đã khiến podcast và vodcast dần trở nên phổ biến, nhưng cũng gây ra nhiều hiểu lầm về định nghĩa và ứng dụng.

Podcast và Vodcast: Khác nhau ở hình ảnh
Về mặt ngữ nghĩa, "podcast" là một từ đã được thêm vào từ điển Oxford từ năm 2005. Vào thời điểm ra đời, trong từ "podcast" là sự kết hợp giữa "Ipod" và "broadcast", ý nói đến các chương trình được phát sóng trên nền tảng của Apple. Thực chất, từ năm 2024, một dự án mang tên Ipoder - phần mềm giúp người dùng có thể tải các chương trình radio về Ipod của mình do cựu VJ Adam Curry và kĩ sư lập trình phần mềm Dave Winer thực hiện được xem là khởi sinh của podcast.Hiện này, podcast có thể hiểu là một phương tiện truyền thông dưới dạng âm thanh, cho phép người nghe theo dõi nội dung bất cứ khi nào họ muốn. Kể từ khi ra đời, podcast nhanh chóng trở thành một kênh thông tin và giải trí quan trọng, với các chủ đề đa dạng từ thời sự, khoa học, giải trí đến đời sống thường ngày. Một trong những điểm đặc biệt của podcast là người nghe có thể thưởng thức nội dung trong lúc làm việc, di chuyển, mà không cần phải nhìn vào màn hình.Vậy còn vodcast thì sao? Ngược lại, vodcast (còn gọi là video podcast) là một biến thể của podcast, trong đó nội dung âm thanh được kết hợp thêm yếu tố hình ảnh. Vodcast không chỉ giới hạn ở âm thanh mà còn có video để tăng khả năng tương tác với người xem. Đặc biệt, với sự phát triển của các nền tảng như YouTube, TikTok, và Instagram, vodcast trở thành xu hướng mới, giúp các nhà sản xuất nội dung thu hút khán giả thông qua các hình ảnh động.Mặc dù podcast và vodcast đều là những phương tiện truyền tải nội dung, nhưng có sự khác biệt rõ rệt giữa hai hình thức này. Điểm giống của chúng là cả hai đều cung cấp nội dung có thể tiếp cận bất cứ lúc nào, và người dùng có thể tải xuống hoặc nghe/xem trực tuyến. Tuy nhiên, sự khác biệt chính là podcast chỉ dựa trên âm thanh, trong khi vodcast thêm vào yếu tố hình ảnh. Podcast phù hợp cho những người thích nghe nội dung trong khi làm việc khác, trong khi vodcast đòi hỏi sự tập trung về phần nhìn hơn khi cần phải xem hình ảnh.
Xu hướng tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, podcast và vodcast đã trở thành những phương tiện truyền thông phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, thu hút sự quan tâm từ cả người nghe và các nhà sáng tạo nội dung. Podcast, đặc biệt là các chương trình liên quan đến giáo dục, phát triển bản thân và giải trí, ngày càng trở nên phổ biến nhờ tính linh hoạt. Người dùng có thể nghe podcast bất cứ lúc nào, trong lúc di chuyển hoặc làm việc. Một số kênh nổi bật tại Việt Nam như Vietcetera, FPT Play, và VOA Podcast đã phát triển các nội dung đa dạng, từ kinh doanh, giáo dục, đến y tế.Sự nổi lên của vodcast cũng đánh dấu một xu hướng mới trong việc tạo ra nội dung truyền thông. Với sự kết hợp giữa âm thanh và hình ảnh, vodcast thu hút người xem nhờ tính trực quan, dễ tiếp cận trên các nền tảng như YouTube và TikTok. Các kênh như The Present Writer và các talkshow online đã tận dụng tối đa khả năng tương tác của vodcast, tạo ra những nội dung vừa chuyên sâu vừa dễ hiểu, đặc biệt là về các chủ đề xã hội, sức khỏe, và giáo dục. Điều này giúp người xem dễ dàng tiếp thu thông tin hơn, tạo sự kết nối sâu hơn so với việc chỉ nghe âm thanh.Trong tương lai, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và mạng xã hội, podcast và vodcast được dự đoán sẽ tiếp tục mở rộng không gian truyền thông tại Việt Nam. Các nhà sáng tạo nội dung đã nhận ra tầm quan trọng của việc kết hợp giữa âm thanh và hình ảnh để tạo ra những chương trình thú vị, thu hút người dùng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở khắp nơi trên thế giới.