Nguyên nhân phụ nữ chuẩn bị làm mẹ cần tiêm vaccine cúm

25/06/2023 22:00

Tiêm vaccine cúm trong thai kỳ là an toàn. Tuy nhiên cần thảo luận với bác sĩ để được tư vấn đúng và phù hợp với trường hợp của bạn.

Hệ hô hấp của thai phụ phải hoạt động để hỗ trợ mẹ và thai nhi. Khi thai nhi càng lớn, khả năng hô hấp của người mẹ càng giảm, nguy cơ phổi bị tấn công và tàn phá do các tác nhân gây bệnh như cúm cao.Đặc biệt ở 3 tháng đầu thai kỳ, người mẹ nhiễm cúm có thể gặp tình trạng mệt mỏi, ăn không ngon, khó ngủ, nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi gây ra biến chứng sảy thai, thai chết lưu, sinh non, thai nhi dị tật chậm phát triển về thần kinh và vận động.Ngoài ra, yếu tố thai kỳ (miễn dịch suy giảm, nội tiết tố thay đổi, nhiệt độ, môi trường...) còn khiến người mẹ mắc cúm có thể gặp các tổn thương ngoài phổi như viêm não, viêm cơ tim, suy gan thận, suy đa tạng cũng như dễ bội nhiễm vi khuẩn phế cầu, tràn dịch màng phổi, suy hô hấp cấp, sốc nhiễm khuẩn.tac-dung-cua-tiem-vaccine-cum-anh-1Triệu chứng ở thai phụ mắc cúm thường kéo dài hơn. Ảnh: Medicalnewstoday.

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết tố và hệ miễn dịch. Một cách tự nhiên, hệ miễn dịch suy giảm để ngăn cản việc đào thải thai nhi, khiến cơ thể không đủ kháng thể chống lại các mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài. Vì vậy, phụ nữ mang thai rất dễ nhiễm các bệnh truyền nhiễm như cúm, sởi, rubella, thủy đậu… Những trường hợp biến chứng nặng, các bác sĩ có thể phải chỉ định chấm dứt thai kỳ để bảo vệ tính mạng người mẹ.Trường hợp không may bị cúm, thai phụ lưu ý chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, uống nhiều nước để làm dịu cơn đau họng, súc miệng bằng nước muối ấm nếu đau họng hoặc ho.Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cũng cần ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C như cam, bưởi, kiwi, dứa, cải xoăn, bông cải xanh, rau bina và chứa nhiều kẽm như thịt đỏ nạc, ức gà, ngũ cốc, trứng, đậu xanh... để tăng miễn dịch.Theo số liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), 5% tổng ca tử vong trong đại dịch cúm A/H1N1 tại nước này năm 2009 là phụ nữ mang thai. Cũng trong dịch cúm này, tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc cúm sinh non tăng đến 30%. Nghiên cứu năm 2019 thực hiện với hơn 186.000 người cho thấy nguy cơ nhập viện tăng gấp 7 lần ở phụ nữ mang thai mắc cúm.tac-dung-cua-tiem-vaccine-cum-anh-2Thai phụ được khám và tư vấn trước khi tiêm vaccine tại VNVC. Ảnh: Mộc Thảo.Tổ chức Y tế thế giới (WHO), CDC đã khuyến cáo phụ nữ chuẩn bị và đang mang thai cần tiêm ngừa cúm ở những mốc thời gian chỉ định. Vaccine cúm không chỉ bảo vệ bản thân người mẹ và thai kỳ, mà kháng thể từ mẹ truyền sang con qua nhau thai sẽ bảo vệ bé khỏi mắc cúm trong những tháng đầu đời. Phụ nữ mang thai tiêm vaccine cúm giúp giảm 72% tỷ lệ nhập viện do bệnh cúm, giảm 27,3% tỷ lệ sinh non và 29% tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp ở trẻ sơ sinh.Các loại vaccine cúm tại Việt Nam là vaccine bất hoạt, an toàn với phụ nữ mang thai. Để đạt hiệu quả tốt, phụ nữ nên chủ động tiêm phòng cúm trước khi mang thai. Trong trường hợp đã mang thai nhưng vẫn chưa tiêm phòng cúm, chị em vẫn có thể tiêm vaccine cúm từ 3 tháng giữa và cuối thai kỳ để có kháng thể phòng bệnh cho cả mẹ lẫn bé.Vaccine cúm chỉ tiêm khi trẻ từ đủ 6 tháng tuổi. Do đó để bảo vệ trẻ sơ sinh dưới 6 tháng khỏi virus cúm, tất cả người thân trong gia đình cũng cần tiêm ngừa cúm để tạo vòng bảo vệ khép kín.Trẻ từ 6 tháng tuổi đến dưới 9 tuổi, cần tiêm 2 liều cơ bản vaccine cúm và nhắc lại hàng năm. Trẻ từ 9 tuổi, người lớn cần tiêm một liều cơ bản vaccine cúm và tiêm nhắc hàng năm là có thể được bảo vệ khỏi bệnh cúm.Ngoài ra, để phòng bệnh cúm và giữ sức khỏe tốt nhất, thai phụ cần hạn chế tiếp xúc người bị cúm, không nên đến những nơi đông người, tăng cường thực phẩm bổ sung dinh dưỡng, tập thể dục và giữ dáng, giảm stress, đảm bảo giấc ngủ.

Thanh Nguyên

Theo lifestyle.zingnews.vn

    Nổi bật
        Mới nhất
        Nguyên nhân phụ nữ chuẩn bị làm mẹ cần tiêm vaccine cúm
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO