Nguy cơ nhiễm khuẩn chéo từ thói quen dùng thớt hằng ngày
Thói quen dùng thớt tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn chéo, ngộ độc thực phẩm được chuyên gia lên tiếng cảnh báo mạnh mẽ.
Đó là thói quen dùng chung thớt để thái đồ sống và chín
Chiếc thớt là vật dụng quen thuộc trong mỗi gia đình. Nhiều người vì tiện lợi, không gian nhà bếp chật hẹp nên chỉ sắm duy nhất một chiếc thớt. Với chiếc thớt này, họ thái cả đồ sống lẫn đồ chín. Nhiều người cho rằng chỉ cần rửa sạch bằng nước rửa bát là yên tâm dùng. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng kiểu dùng thớt này không đảm bảo vệ sinh, vẫn có nguy cơ nhiễm khuẩn chéo, ngộ độc thực phẩm.

Dùng thớt đảm bảo vệ sinh, tránh mắc bệnh cần lưu ý một số nguyên tắc
Các gia đình cần tuân thủ 5 nguyên tắc sử dụng thớt an toàn đến sức khỏe sau đây:- Dùng nước rửa chén bát và khăn rửa bát hoặc miếng cọ xoong nồi để làm sạch hoàn toàn bề mặt sau khi sử dụng.- Sau đó cần đem đi phơi khô hoặc sấy khô mới đảm bảo diệt khuẩn tối đa.- Thớt chỉ nên treo trong bếp khi đã được phơi khô. Ngoài ra cần chú ý không treo thớt gỗ đã phơi khô ở khu vực gần bồn rửa hoặc chỗ ẩm ướt trong nhà bếp. Nên treo lên tường, cách xa những khu vực này.- Trong điều kiện thời tiết không cho phép như những ngày trời mưa, trời thiếu nắng... sau khi rửa sạch thớt gỗ và để ráo nước, có thể hong khô thớt hoàn toàn trên bếp gas. Đây cũng là cách an toàn, sạch sẽ được nhiều bà nội trợ áp dụng.- Không cần quá quan trọng hóa vấn đề thớt gỗ sau bao nhiêu năm phải vứt bỏ vì có những loại thớt làm từ gỗ tốt, gỗ lâu năm vẫn có thể dùng nhiều năm. Tuy nhiên bạn cần chắc chắn mặt thớt không có vết lõm, khe nứt, xơ gỗ xuất hiện để tránh tạo ổ vi khuẩn lây bệnh cho cả gia đình.Theo Afamily