Chủ đề
Nghe Gen Z nhiều rồi, liệu bạn đã biết đến Gen Alpha?
Hiện tại, Gen Z – những người kế nhiệm Millennials – đang bước vào giai đoạn trưởng thành. Và bây giờ, tâm điểm bắt đầu chuyển sang thế hệ tiếp theo: Gen Alpha (hay Gen A).
1. Gen Alpha là ai?
Gen Alpha là những người được sinh ra từ năm 2010 đến 2025, trở thành thế hệ đầu tiên sinh ra hoàn toàn trong thế kỷ 21.
Gen Alpha nối tiếp Gen Z (1997–2009), Millennials (1981–1996), Gen X (1965–1980) và Baby Boomers (1946–1964). Hiện tại, hầu hết Gen Alpha là con của Millennials.
Gen Alpha hiện có khoảng 2 tỷ người, với những thành viên lớn tuổi nhất hiện đang bước vào tuổi thiếu niên. Mặc dù những ranh giới thế hệ này có vẻ chỉ là một chiêu trò tiếp thị, nhưng chúng lại là điều mà những người sáng tạo cần nắm bắt.
2. Vì sao họ được gọi là “những đứa trẻ iPad”?
Nếu Gen Z được coi là “cư dân kỹ thuật số” (digital natives), thì Gen Alpha thậm chí còn đi xa hơn. Đây là thế hệ đầu tiên hoàn toàn sinh ra trong thời đại kỹ thuật số, không có ký ức về thế giới “analog” trước khi có smartphone.
Những thành viên đầu tiên của Gen Alpha chào đời vào năm 2010 – cũng chính là năm iPad đầu tiên được ra mắt. Vì vậy, họ thường được gọi là “iPad Kids”.
Chúng ta đã quen với cảnh những đứa trẻ chập chững biết đi sử dụng điện thoại của bố mẹ một cách thành thạo hơn cả người lớn. Và bây giờ, khi bước vào tuổi thiếu niên, sự hòa nhập sâu sắc của họ với công nghệ đang bộc lộ theo những cách thú vị.
3. Internet chính là thế giới…
Gen Alpha không chỉ sử dụng công nghệ để tra cứu thông tin, mà những đứa trẻ này còn đang biến Internet thành “ngôi nhà thứ hai” của mình.
Từ Roblox, Minecraft, Twitch, TikTok, Instagram, YouTube, thế hệ này không chỉ tiêu thụ nội dung mà còn tự tạo ra nội dung. Để tránh các bộ lọc tự động, họ đã sáng tạo ra những thuật ngữ như “unalive” (thay cho “suicide” – tự tử) hay “pew pews” (thay cho “guns” – súng).
Điều này dẫn đến sự ra đời của một ngôn ngữ riêng của Gen Alpha, giúp họ gắn kết với nhau nhưng lại trở thành một “bức tường khó hiểu” đối với người ngoài cuộc.
4. … cách biệt Gen Alpha so với còn lại
Gen Alpha dành ít thời gian ngoài trời hơn so với các thế hệ trước, một phần do sự giám sát chặt chẽ từ phụ huynh. Ngoài ra, đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều thành viên của thế hệ này bị cô lập trong thời gian dài, không thể đến trường hay gặp bạn bè. Điều này dẫn đến một số lo ngại rằng thế hệ này sẽ bị ảnh hưởng tâm lý lâu dài, dù đến nay vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng về điều đó.
Một trong những ảnh hưởng rõ rệt nhất của Internet lên Gen Alpha chính là cách họ sử dụng ngôn ngữ. Dưới đây là một số từ lóng phổ biến của thế hệ này:
- sigma – một người ngầu, nổi bật
- gyat – một cách nói về vòng ba hoặc một biểu cảm ngạc nhiên
- skibidi – có thể có nghĩa là “ngầu”, “tệ”, hoặc đơn giản là một từ chêm
- delulu – hoang tưởng
- cap/no cap – nói dối/sự thật
- rizz – sự cuốn hút, quyến rũ
- Ohio – kỳ lạ
- bussin’ – rất tốt, rất ngon
Hầu hết những từ này bắt nguồn từ các nền tảng như YouTube, Twitch, TikTok, và biến đổi liên tục. Điều quan trọng là người lớn không nên cố gắng sử dụng chúng, nếu không sẽ bị gọi là Big Yikes (xấu hổ, kỳ cục).
5. Đa dạng hơn về văn hóa
Gen Alpha là thế hệ đa dạng nhất về văn hóa từ trước đến nay, nhờ vào sự gia tăng của di cư toàn cầu và các mối quan hệ đa chủng tộc.
Ngay cả khi họ không tiếp xúc trực tiếp với sự đa dạng trong cuộc sống hàng ngày, thì nhờ Internet, họ vẫn có thể kết nối với nhiều nền văn hóa khác nhau hơn so với các thế hệ trước.
6. Nổi tiếng sớm hơn
Gen Alpha đã có những nhân vật nổi tiếng, dù là do sinh ra trong gia đình hoàng gia hay từ sự bùng nổ trên mạng xã hội.
- Hoàng tử George, Công chúa Charlotte và Hoàng tử Louis
- Blue Ivy Carter, con gái của Beyoncé, người từng xuất hiện trên BXH Billboard khi còn là một em bé
- Ryan Kaji (Ryan’s World) – YouTuber 13 tuổi có 38,5 triệu người theo dõi
- Like Nastya, YouTuber nhí với 124 triệu subscriber
Tại Việt Nam, sự nổi lên của những KOLs “nhí” cũng không ngoại lệ, như bé Pam (con gái của hot girl Salim và thiếu gia tập đoàn may mặc Hải Long), em Bột, bé Bún,…
9. Họ sẽ phải gánh vác thế hệ trước
Vào những năm 2030, khi Gen Alpha trưởng thành, thế giới sẽ có tỷ lệ người già cao kỷ lục. Điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ phải gánh vác nền kinh tế và chăm sóc thế hệ lớn tuổi.
Từ năm 2025, thế hệ tiếp theo – Gen Beta, sẽ bắt đầu xuất hiện. Cuộc chơi không ngừng thay đổi, và bài học ở đây là: Hãy tận dụng tối đa cuộc sống của bạn, bất kể bạn thuộc thế hệ nào!