Ngày quốc tế xóa nghèo 17-10: Cho tương lai ấm no, hạnh phúc và giàu mạnh
Không ai tụt lại phía sau

Những tiến bộ đáng kể
Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đã đạt được tiến bộ đáng kể trong công cuộc xóa đói giảm nghèo suốt thập kỷ qua. Tỷ lệ nghèo đã giảm từ 16,8% năm 2010 xuống còn 5% vào năm 2020, có nghĩa là 10 triệu người đã thoát nghèo, số người nghèo đã giảm xuống còn 5 triệu người vào năm 2020.Đặc biệt tình trạng nghèo kinh niên ở một số nhóm dễ bị tổn thương nhất của Việt Nam, bao gồm các hộ gia đình thiểu số và nông thôn, đã giảm 50% hoặc hơn.Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 - 2015 và giai đoạn 2016 – 2020 đã đưa tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 3,75% vào năm 2019 và ước năm 2020 còn khoảng 2,75%, trung bình mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,43%.Báo chí quốc tế cũng đánh giá cao nỗ lực xóa đói giảm nghèo của Việt Nam từ cây cà phê. Với nỗ lực không ngừng, Việt Nam hiện đã trở thành một trong những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, góp phần vào chương trình xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.Trang Borgen Project nhận định rằng với những chính sách và hướng dẫn đúng đắn, ngành cà phê Việt Nam có thể cải thiện hơn nữa nền kinh tế, mang lại cơ hội thu nhập và nâng cao mức sống cho rất nhiều người dân ở Việt Nam, và một trong những nỗ lực thiết thực trong công tác xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.Hướng đến giảm nghèo bền vững và công bằng
Bên cạnh những thành tựu đó nổi bật đó, kết quả giảm nghèo chưa thực sự mang tính bền vững tại một số địa phương. Tỷ lệ tái nghèo, tỷ lệ hộ nghèo phát sinh tương đối lớn, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chênh lệch giàu - nghèo, chênh lệch về tiếp cận các dịch vụ cơ bản, tiếp cận thị trường, việc làm giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, nhất là khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên…Vì vậy, một trong các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của chương trình là chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi; xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực cho tất cả mọi người ở mọi nơi. Đến năm 2025 giảm ít nhất 25% tỷ lệ nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều của quốc gia, duy trì mức giảm tỷ lệ nghèo đa chiều 1-1,5%/ năm; riêng các huyện nghèo duy trì mức giảm 3,5-4%/ năm.Ngân hàng Thế giới cũng lưu ý rằng vẫn còn một số thách thức tại Việt Nam. Ví dụ, khoảng 13,6 triệu người Việt Nam vẫn "dễ bị tổn thương về mặt kinh tế", nghĩa là họ phải sống dựa vào các nghề có thu nhập thấp và phải đối mặt với tình trạng bất ổn tài chính. Do đó, Ngân hàng Thế giới đã ưu tiên các chiến lược nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế công bằng.Tạp chí chuyên về xóa đói giảm nghèo toàn cầu Borgen Magazine đánh giá Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Dù vậy, Việt Nam vẫn có thể làm được nhiều điều hơn nữa, đặc biệt là thông qua phát triển giáo dục, nâng cao trình độ cho người nghèo để họ tự thoát nghèo.Tổng hợp