Nên uống, bôi hay tiêm collagen để làm đẹp da? - Doctor247

Nên uống, bôi hay tiêm collagen để làm đẹp da?

Trong những năm gần đây, các sản phẩm bổ sung collagen rất phổ biến, dưới nhiều dạng khác như dạng viên để bổ sung đường uống, dạng tiêm, dạng mỹ phẩm bôi ngoài… nhưng để làm đẹp da thì cách nào mang lại hiệu quả?

Tại sao collagen lại quan trọng với da?

Trong mô sợi hạ bì của da có chứa collagen với chức năng là hút nước, giữ cho làn da mịn màng và dẻo dai, đồng thời có tác dụng làm đầy giúp da luôn căng mọng. Khi da bị lão hóa một cách tự nhiên hoặc bị tác động bởi môi trường bên ngoài, cấu trúc collagen thay đổi và mất dần, đây cũng là nguyên nhân chính khiến da chúng ta bị chảy xệ, thiếu đàn hồi và xuất hiện nếp nhăn, thô ráp.

Khi collagen suy giảm, tổ hợp collagen peptide và mạng lưới đàn hồi nâng đỡ da sẽ bị đứt gãy, các mô da cũng sẽ xuất hiện các triệu chứng như oxy hóa, teo, xẹp…

collagen
Nên uống, bôi hay tiêm collagen để làm đẹp da?- Ảnh 1.

 

Collagen có tác dụng làm đầy giúp da luôn căng mọng.

Ngoài việc lão hoá da, tác hại của việc mất collagen còn làm ảnh hưởng đến tóc như tóc khô, chẻ ngọn… móng tay mỏng manh, dễ gãy. Ngoài ra, độ căng mọng của ngực không thể tách rời khỏi sự hỗ trợ của mô liên kết và thành phần chính của mô liên kết là collagen. Nếu không có đủ collagen, ngực cũng trở nên chảy xệ, kém căng mọng và săn chắc như trước. Do đó collagen có liên quan mật thiết đến sức khỏe và sắc đẹp của chúng ta.

Nên dùng phương pháp nào để bổ sung collagen?

– Collagen đường uống: Collagen peptide đường uống hiện là phương pháp bổ sung collagen hiệu quả, nhưng chỉ những peptide protein có trọng lượng phân tử dưới 3.000 dalton mới có thể xâm nhập vào lớp hạ bì, từ đó bảo vệ da và tái tạo lại lớp collagen.

Điều đáng nói, hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhãn hiệu sản phẩm collagen uống, chất lượng cũng khác nhau, khi lựa chọn cần chú ý.

– Lượng hấp thụ từ chế độ ăn uống: Có rất nhiều loại thực phẩm chứa collagen như súp xương heo, móng giò, da lợn, mộc nhĩ… Tuy nhiên, hiệu quả hấp thụ collagen trực tiếp từ chế độ ăn uống thường thấp.

collagen
Nên uống, bôi hay tiêm collagen để làm đẹp da?- Ảnh 2.

Bổ sung collagen đường uống hiện là phương pháp bổ sung collagen hiệu quả.

– Thoa sản phẩm chăm sóc da: Hiện nay, các loại mỹ phẩm rất đa dạng, trong đó có nhiều loại có chứa collagen. Những sản phẩm mỹ phẩm này tạm thời kiểm soát sự bốc hơi nước, tạm thời giữ ẩm và làm mềm lớp sừng của da, khiến da trông ẩm và sáng bóng.

Tuy nhiên, collagen trong sản phẩm không được hấp thụ vào da nên về cơ bản không làm thay đổi nhiều.

– Tiêm collagen: Tiêm collagen là một phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ, cũng có thể cải thiện tình trạng mất collagen một cách hiệu quả. Tuy nhiên, collagen được tiêm không có tác dụng vĩnh viễn, sau khi tiêm hết collagen, tình trạng da trước khi tiêm sẽ xuất hiện trở lại như nếp nhăn, da xỉn màu…

Hơn nữa collagen ngoại sinh sẽ bị cơ thể coi là chất lạ nên sẽ tạo ra phản ứng đào thải. Ngoài ra, một số cơ sở làm đẹp sẽ sử dụng axit hyaluronic phân tử nhỏ để hoạt động như collagen, nếu axit hyaluronic kém chất lượng và chất làm đầy không đồng đều sẽ khiến da không đều màu.

Làm gì để làm chậm quá trình mất collagen?

Muốn da đẹp hơn cần phải bổ sung collagen đúng cách. Tuy nhiên, những phương pháp nêu trên đều là thuốc bổ sung cho da từ bên ngoài. Muốn da luôn khỏe đẹp, ngoài việc bổ sung từ bên ngoài, bạn cũng phải duy trì chế độ làm việc và nghỉ ngơi tốt nếu không thì dù bổ sung bao nhiêu collagen cũng vô ích.

Việc điều chỉnh lối sống tốt có thể làm chậm quá trình mất collagen, nên ăn nhiều thực phẩm chứa protein chất lượng cao như sữa, trứng, thịt nạc, đậu…

Duy trì lịch trình sinh hoạt đều đặn và đi ngủ trước 23h sẽ giúp phục hồi mô da. Tăng thời gian vận động và tập thể dục hơn 30 phút mỗi ngày, điều này có thể tăng tốc độ trao đổi chất và duy trì sức sống cho làn da.

Tia cực tím có bước sóng dài có thể làm tổn thương collagen nên cần sử dụng các biện pháp chống nắng. Giảm thời gian sử dụng các thiết bị điện tử và duy trì tâm trạng vui vẻ cũng là những biện pháp hữu hiệu để làm chậm quá trình suy giảm collagen.

Theo Sức khoẻ & Đời sống

Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận