Hơn 800 triệu người trên thế giới mắc bệnh tiểu đường
Các nhà khoa học cho biết, số ca mắc bệnh tiểu đường từ năm 1990 đến 2022 tăng mạnh nhất ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, và tình trạng thiếu điều trị đang gây lo ngại.

Hơn 1 phần 10 dân số thế giới mắc tiểu đường
Theo một nghiên cứu mới, số người mắc bệnh tiểu đường trên toàn cầu đã tăng gấp đôi trong 30 năm qua, đạt hơn 800 triệu người. Phân tích toàn cầu được công bố trên tạp chí Lancet chỉ ra rằng, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở người trưởng thành đã tăng gấp đôi, từ khoảng 7% lên khoảng 14% trong giai đoạn 1990 đến 2022, với sự gia tăng lớn nhất ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.Đây là nghiên cứu toàn cầu đầu tiên phân tích tỷ lệ mắc và điều trị bệnh tiểu đường tại tất cả các quốc gia. Các nhà khoa học tại NCD-RisC, hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đã sử dụng dữ liệu từ hơn 140 triệu người từ 18 tuổi trở lên, được tổng hợp từ hơn 1.000 nghiên cứu tại các quốc gia khác nhau. Họ áp dụng các công cụ thống kê để so sánh chính xác tỷ lệ mắc bệnh và điều trị giữa các quốc gia và khu vực.Nghiên cứu cũng làm nổi bật sự bất bình đẳng về sức khỏe ngày càng tăng. Hơn một nửa số ca tiểu đường trên toàn cầu tập trung ở bốn quốc gia. Vào năm 2022, hơn một phần tư số người mắc bệnh (212 triệu người) sống ở Ấn Độ, 148 triệu ở Trung Quốc, 42 triệu ở Mỹ và 36 triệu ở Pakistan. Indonesia và Brazil cũng ghi nhận lần lượt 25 triệu và 22 triệu ca mắc bệnh.Năm 2022, gần 60% số người mắc bệnh tiểu đường tập trung chỉ ở 6 quốc gia

Tồn tại sự bất bình đẳng trong điều trị giữa các khu vực
Cũng theo nghiên cứu, mặc dù có sẵn các loại thuốc hạ đường huyết hiệu quả với chi phí thấp, nhưng tình trạng thiếu điều trị vẫn làm gia tăng sự bất bình đẳng. Trong khi nhiều quốc gia phát triển đã đạt được tiến bộ lớn về tỷ lệ điều trị, với hơn 55% người trưởng thành mắc bệnh được điều trị vào năm 2022, thì ở nhiều quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, tỷ lệ này không cải thiện.Kết quả là, hơn một nửa số người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường – 445 triệu người (59%) – từ 30 tuổi trở lên đã không được điều trị vào năm 2022.
Nguồn tổng hợp