Chủ đề
Hiểu đúng và đủ về chứng tự kỷ ám thị
Người mắc tự kỷ ám thị có khả năng nhìn thế giới xung quanh bằng cách sử dụng các giác quan một cách khác biệt so với những người bình thường.
1. Tự kỷ ám thị là gì?
Tự kỷ ám thị là một trạng thái được gọi với tên tiếng Anh là Autosuggestion. Theo đó, đây là hội chứng cũng thuộc dạng rối loạn tâm thần song nó không hoàn toàn có hại. Trong lịch sử thế giới, có không ít người mắc hội chứng này và sau đó khám phá ra năng lực đặc biệt, trở thành thiên tài, chẳng hạn như: Isaac Newton hay Albert Einstein,…
Khi mắc hội chứng này, một dấu hiệu điển hình là người bệnh sẽ rơi vào tình trạng tự huyễn hoặc, tự điều chỉnh bản thân tin vào những ý tưởng, suy nghĩ có thể có thực hoặc không. Nói một cách cụ thể hơn, bệnh còn được gọi bằng tên tự tâm niệm hay tự thôi miên. Tức là người bệnh sẽ có xu hướng suy nghĩ về một vấn đề và tự điều chỉnh, thuyết phục mình tin vào điều đó.
Không chỉ thuyết phục mình tin, người bệnh còn biểu hiện ra thành hành động cụ thể và cử chỉ, cảm xúc của họ cũng bị chi phối theo những điều đã tin.
Như trên đã nói, có không ít thiên tài được cho là bị mắc bệnh nhờ việc tự điều chỉnh suy nghĩ của bản thân mà khám phá ra năng lực tiềm ẩn.
Tuy vậy, đa phần các trường hợp mắc bệnh đều gặp phải rất nhiều điều bất tiện trong các mối quan hệ, trong sinh hoạt hàng ngày, nguyên nhân là bởi từ niềm tin sai lệch, các hành vi, sở thích, cảm xúc của họ bị chi phối theo.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Với việc tìm hiểu tự kỷ ám thị là gì, chúng ta đã có những hình dung cơ bản về bệnh. Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là nguyên nhân nào khiến cho bệnh xuất hiện và ảnh hưởng tới con người?
Có hai nguyên nhân cơ bản được các chuyên gia chỉ ra như sau:
Nguyên nhân thực thể
Thường gặp ở những người vốn dĩ có lối sống thu mình và khép kín, hay suy nghĩ. Bởi vì khép kín, thu mình nên có thể dẫn tới tình trạng họ tự điều khiển nhận thức, suy nghĩ của bản thân và lâu dần gây ra rối loạn này.
Một số trường hợp não có xuất hiện tổn thương khiến tác động xấu tới các nơ ron thần kinh. Khi những tổn thương này không được nhận biết cũng như khắc phục, chúng càng trở nên nghiêm trọng và lâu dần, khiến suy nghĩ trở nên lệch lạc đi.
Nguyên nhân tâm thần
Theo các chuyên gia, với một con người, khi họ liên tục tự nhủ với bản thân và thuyết phục mình tin vào một điều gì đó thì lâu dần chúng sẽ trở thành điều đúng đắn, thành chân lý.
Đặc biệt, khi họ tự lừa dối bản thân bằng những suy nghĩ lầm lạc, tự thuyết phục mình tin rằng điều đó là đúng thì đến một lúc nào đó, sai lầm này sẽ trở thành sự thật hiển nhiên. Ban đầu, có thể là do họ cố tình gieo rắc vào tâm trí, sau đó, qua thời gian, nó sẽ hòa vào cảm xúc và trở thành động lực, nguồn gốc cho mọi hành động, trạng thái, sinh hoạt hàng ngày.
3. Những biểu hiện của bệnh
Phần lớn biểu hiện của bệnh ở người mắc thường được biểu hiện qua một số triệu chứng của tự kỷ đi kèm với sự tự thôi miên và ám thị bản thân. Cụ thể là:
- Dù là việc rất nhỏ nhặt, không quan trọng, không có ý nghĩa song người bệnh vẫn dành rất nhiều thời gian để suy nghĩ, lo lắng, căng thẳng về chúng
- Lo lắng thái quá hoặc xuất hiện các suy nghĩ bất thường đối với những việc không có thực.
- Sống thu mình, khép kín và hạn chế trong giao lưu, tiếp xúc với những người khác.
- Khả năng tập trung và chú ý suy giảm mạnh.
- Dần dần, họ không còn kiểm soát được suy nghĩ hay hành vi cũng như nhận thức. Họ trở nên mơ mộng, lúc nào cũng đắm chìm vào suy nghĩ và không quan tâm tới những gì đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.
- Thường xuất hiện ảo giác, những suy nghĩ hoang tưởng và tin tưởng tuyệt đối vào những điều ấy.
- Một vài trường hợp sẽ bộc lộ năng khiếu về toán học, ca hát hoặc hội họa,…
4. Tự kỷ ám thị có thể tác động thế nào tới con người?
Như đã đề cập ở phần lý giải tự kỷ ám thị là gì, có thể nói bệnh có thể mang lại cả những tác động tích cực và tiêu cực cho con người tùy từng trường hợp khác nhau.
Những ảnh hưởng tích cực
Bởi có khả năng tự thôi miên, tự điều chỉnh suy nghĩ cũng như hành vi của mình nên trong một số trường hợp, người bệnh sẽ khai thác được những khả năng còn ẩn giấu của bản thân. Đồng thời, họ có thể biến những suy nghĩ thành động lực thúc đẩy bản thân tự vượt qua các giới hạn.
Cũng vì có thể điều chỉnh được suy nghĩ và cảm xúc nên theo một số nghiên cứu, người bệnh có thể tự ngăn ngừa sự căng thẳng hay bùng phát cảm xúc đột ngột. Nhờ đó mà tránh được nguy cơ đột quỵ cũng như là giúp bản thân vượt qua stress.
Ảnh hưởng tiêu cực
Cũng với nguyên nhân tự huyễn hoặc suy nghĩ, nhận thức, không ít người lại luôn tin tưởng một cách mãnh liệt vào những điều tiêu cực, chẳng hạn như nghĩ mình bị bệnh nặng. Điều này có thể mang lại những tác động xấu tới sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần.
Đặc biệt, nếu tự kỷ ám thị lại kéo dài và đi kèm với trầm cảm, mức độ nguy hiểm sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Chẳng hạn như người bệnh cảm thấy chán nản, không muốn sống nữa, họ sẽ bằng mọi giá thực hiện cho được các hành vi nhằm đạt mục tiêu đó.
Không những thế, họ có thể tưởng tượng ra xung quanh toàn là kẻ thù, là các mối đe dọa. Từ đó, sẽ nảy sinh các suy nghĩ rùng rợn, bệnh hoạn và trở thành sự uy hiếp tới tính mạng cũng như an toàn cho những người xung quanh.
Từ những phân tích trên, có thể nói, tự kỷ ám thị là một chứng rối loạn tâm thần cần được đặc biệt quan tâm. Khi biết cách sử dụng và phát huy, chúng có thể là động lực thúc đẩy sự phát triển của cá nhân, song nếu không được nhận biết, xử lý, chúng lại có thể gây ra hậu quả nặng nề.
Ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, bạn cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và có cách hỗ trợ, khắc phục hiệu quả.
Thanh Nguyên
Theo medlatec.vn