Duy trì 5 thói quen bảo vệ ‘trái tim thứ 2’ nếu muốn sống lâu
Trên cơ thể chúng ta, bàn chân là một trong những bộ phận quan trọng cần phải bảo vệ cẩn thận. Nếu bàn chân bị tổn thương, sức khỏe của bạn cũng dễ giảm sút, suy yếu.
Y học hiện đại ví bàn chân là “trái tim thứ 2” của cơ thể người. Dù ở vị trí thấp nhất trong cơ thể nhưng vai trò của chúng lại vô cùng quan trọng. Nếu 1 người có đôi bàn chân yếu, sức khỏe của họ cũng khó ổn định. Không chỉ vậy, khi nhìn vào bàn chân, người ta còn có thể đoán được 1 người khỏe mạnh hay ốm yếu. Bàn chân biểu hiện ra nhiều triệu chứng báo động sức khỏe của con người.
Khi con người ta bước qua tuổi trung niên, sức khỏe có phần suy giảm kéo theo bàn chân cũng yếu đi. Càng ở độ tuổi này chúng ta càng phải nâng cao ý thức bảo vệ “trái tim thứ 2” của cơ thể. Nếu biết cách chăm sóc đôi bàn chân kết hợp với chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, sức khỏe và tuổi thọ của con người sẽ được tăng cường.
Vì vậy, chăm sóc bàn chân là điều chúng ta nên làm để bảo vệ sức khỏe của chính mình.
1. Xoa lòng bàn chân
Massage chân mỗi ngày là việc làm cần thiết nhưng không phải ai cũng duy trì được thói quen này. Nhiều người thường vì lịch trình làm việc bận rộn mà quên mất các bước chăm sóc bản thân. Từ nay, bạn có thể duy trì thói quen xoa lòng bàn chân bằng vài bước đơn giản.
Bạn cần đặt bàn tay cái vuông góc với gan bàn chân, sau đó xoa theo chiều dọc bàn chân khoảng 20 lần. Tiếp theo bạn hãy bóp nhẹ ngón chân, bóp dần xuống đến gót chân và duy trì khoảng 5 phút.
2. Xoa bóp đùi, mắt cá chân
Mỗi buổi tối bạn nên dành 1 chút thời gian để xoa bóp từ mắt cá chân di chuyển lên đùi và ngược lại. Việc làm này có tác dụng làm khớp xương dẻo dai, cơ bắp chân săn chắc, ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch, tránh phù hay teo cơ. Mỗi ngày bạn cần thực hiện lặp đi lặp lại khoảng 15-20 lần và giữ tinh thần, cơ thể thư giãn.
3. Xoa đầu gối
Chăm xoa đầu gối cũng giúp “trái tim thứ 2” khỏe khoắn hơn. Bạn cần đặt hai bàn chân song song và sát vào nhau, khuỵu gối và hơi ngồi xổm xuống, đặt hai tay lên đầu gối, xoa theo chiều kim đồng hồ khoảng 10 lần sau đó xoa ngược chiều kim đồng hồ. Với cách này, chứng đau khớp gối cũng sẽ được cải thiện, đôi chân trở nên khỏe khoắn hơn.
4. Ngâm chân
Bên cạnh các phương pháp xoa bóp chân, ngâm chân cũng giúp bạn thư giãn, thoải mái và tăng cường sức khỏe. Sau những ngày làm việc mệt mỏi, ngâm chân bằng nước ấm giúp giãn nở các mạch máu, tăng nhiệt độ da, từ đó thúc đẩy tuần hoàn máu ở bàn chân và toàn thân. Bên cạnh đó, việc này cũng giúp tăng cường khí huyết, cải thiện chức năng của tim.
Nhiệt độ cơ thể có quan hệ mật thiết với tuần hoàn máu, khi nhiệt độ cơ thể thấp, tuần hoàn máu cũng thấp, khi nhiệt độ cơ thể tăng lên, tuần hoàn máu cũng mạnh mẽ hơn. Vì vậy làm ấm đôi bàn chân là điều cần thiết với mỗi người.
5. Hạn chế đi giày cao gót
Các cô gái thường có sở thích đi giày cao gót nhưng nếu điều này diễn ra thường xuyên, chân sẽ dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết. Đi giày cao gót quá nhiều không chỉ mang lại hiện tượng sưng, xước đau chân mà còn làm giãn tĩnh mạch.
Về lâu dài, mắt cá chân của bạn dễ bị áp lực đè nặng, thậm chí còn có nguy cơ biến dạng ngón chân. Vì thế bạn nên kiểm soát tần suất đi giày cao gót, chỉ nên đi các mẫu giày bệt và rộng rãi để bảo vệ đôi chân.
Để bảo vệ cho “trái tim thứ 2” của cơ thể, bạn nên áp dụng 5 thói quen trên. Một đôi chân khỏe, đi lại nhanh nhẹn, linh hoạt sẽ giúp bạn thuận tiện hơn trong cuộc sống và sức khỏe cũng được đảm bảo.