Có khi nào: Chúng ta phụ thuộc người khác vì muốn họ phụ thuộc mình?
Trong các mối quan hệ, đôi khi chúng ta phụ thuộc vào người khác để cảm thấy an toàn và tự tin, và thậm chí mong muốn họ cũng dựa vào mình để tạo nên một sự gắn bó lẫn nhau.

Rối loạn nhân cách phụ thuộc (Dependent Personality Disorder)
Dependent Personality Disorder (DPD), hay rối loạn nhân cách phụ thuộc, là một rối loạn nhân cách được công nhận chính thức trong y khoa. Người mắc rối loạn này có xu hướng dựa dẫm sâu sắc vào người khác để cảm thấy an toàn và đủ tự tin. Họ cần sự hướng dẫn và hỗ trợ từ người khác trong hầu hết mọi quyết định trong cuộc sống, từ những điều nhỏ nhặt đến những vấn đề quan trọng.Theo Psychology Today, các dấu hiệu phổ biến của DPD bao gồm:- Nỗi sợ bị từ chối và lo lắng về việc phải sống một mình.
- Khó khăn trong việc đưa ra quyết định mà không có sự hỗ trợ từ người khác.
- Sẵn sàng chấp nhận các hành vi tiêu cực từ người khác chỉ để duy trì mối quan hệ.
Hành vi đồng phụ thuộc (Codependency) và hiệu ứng Benjamin Franklin
Khác với rối loạn nhân cách phụ thuộc, hành vi đồng phụ thuộc không phải là một rối loạn được công nhận chính thức mà là một kiểu hành vi hoặc mô hình dựa dẫm qua lại trong mối quan hệ. Người có hành vi đồng phụ thuộc thường tìm thấy giá trị bản thân qua việc làm hài lòng hoặc hỗ trợ người khác. Codependency chưa được coi là một rối loạn y khoa, và các nhà tâm lý học vẫn đang tranh cãi về tiêu chuẩn chẩn đoán và mức độ ảnh hưởng của nó.Hiệu ứng Benjamin Franklincó liên hệ với kiểu hành vi này. Hiệu ứng này cho thấy khi một người giúp đỡ ai đó, họ có xu hướng thích người đó hơn. Trong các mối quan hệ đồng phụ thuộc, một người mong muốn người kia cũng sẽ cần đến mình, tạo nên một vòng lặp mà cả hai cùng cần đến nhau để cảm thấy mình có giá trị. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến một vòng xoáy tiêu cực, khi cả hai bên đều duy trì mối quan hệ không lành mạnh để đáp ứng nhu cầu phụ thuộc hơn là vì sự thấu hiểu và chia sẻ.Khi một người mắc rối loạn nhân cách phụ thuộc và người kia có hành vi đồng phụ thuộc

- Mức độ phụ thuộc: DPD là nhu cầu một chiều, người mắc cần sự hỗ trợ từ người khác. Trong khi đó, Codependency là phụ thuộc hai chiều, nơi cả hai đều cần nhau.
- Nguyên nhân hình thành: DPD có thể do di truyền và phát triển từ thời thơ ấu với nỗi sợ bị bỏ rơi. Codependency thường hình thành trong các mối quan hệ không lành mạnh, ví dụ sống chung với người nghiện ngập hoặc bạo lực.
- Khả năng tự chủ: Người mắc DPD thiếu khả năng tự lập, còn người đồng phụ thuộc vẫn tự lập được nhưng thường chọn đánh đổi bản thân để làm hài lòng người khác.