Trên thực tế, A.I đã tham gia vào việc sáng tác nhạc từ rất lâu, khoảng thập niên 80 của thế kỷ trướcNhờ các thuật toán học máy và mạng học sâu, A.I có thể phân tích và học hỏi từ một lượng dữ liệu âm nhạc khổng lồ, từ đó tạo ra những bản nhạc hoàn toàn mới hoặc mô phỏng phong cách âm nhạc cụ thể.Vậy A.I tạo ra âm nhạc như thế nào? Trước hết, các hệ thống trí tuệ nhân tạo sẽ được huấn luyện trên một lượng dữ liệu âm nhạc lớn, giúp chúng hiểu rõ về các mẫu âm nhạc, hợp âm, giai điệu, nhịp điệu và phong cách khác nhau. Sau đó, nó có thể tự sáng tạo ra các bản nhạc mới mà không cần bất kỳ can thiệp nào từ con người.Một số thuật toán học máy được sử dụng phổ biến trong quá trình này bao gồm các mạng nơ - ron hồi quy (RNN) và mạng nơ-ron bộ nhớ dài ngắn hạn (LSTM). Các thuật toán này giúp A.I xử lý và dự đoán các chuỗi âm nhạc, tạo ra những bản nhạc có tính liền mạch và thống nhất.Lịch sử của A.I trong sáng tác âm nhạc bắt đầu từ giữa thế kỷ 20, khi các nhà soạn nhạc như Iannis Xenakis và Lejaren Hiller tiên phong trong việc sử dụng các thuật toán và chương trình máy tính để sáng tác âm nhạc. Đến thập niên 1980, với sự ra đời của công nghệ MIDI (Giao diện Nhạc cụ Kỹ thuật số), A.I đã có thể kết nối và tương tác với các nhạc cụ truyền thống, mở ra một kỷ nguyên mới cho âm nhạc số.Một trong những bước ngoặt lớn trong lĩnh vực này là sự ra đời của dự án Flow Machines của Sony, dẫn đến việc sản xuất "Daddy’s Car" – bài hát pop đầu tiên được sáng tác hoàn toàn bởi A.I vào năm 2016.Hiện nay, trí tuệ nhân tạo đã có khả năng tạo ra âm nhạc có cảm xúc và sắc thái giống như con người, nhờ vào các mô hình học sâu như mạng nơ-ron tích chập (CNN) và Transformer. Điều này giúp A.I có thể phân tích và tái hiện những yếu tố phức tạp trong âm nhạc, như cảm xúc hay đặc điểm thể loại, đồng thời tạo ra những bản nhạc có tính thẩm mỹ cao. Nhiều công cụ nổi tiếng như Magenta của Google, MuseNet của OpenAI và Jukin Composer đã giúp nhạc sĩ có thêm các công cụ sáng tạo mới, từ việc tạo nhạc nền cho video đến các bản hòa âm phức tạp.
A.I có thể sẽ vừa là cơ hội nhưng cũng là nguy cơ với những người hoạt động nghệ thuậtSự trỗi dậy của A.I trong sáng tác âm nhạc đặt ra nhiều câu hỏi về vai trò và tương lai của người nghệ sĩ. Với việc nó có thể tự sáng tác và tạo ra âm nhạc, có những lo ngại rằng A.I sẽ làm giảm giá trị của sự sáng tạo của con người, thậm chí có thể đe dọa nghề nghiệp của các nhạc sĩ.Tuy nhiên, ở một góc độ khác, trí tuệ nhân tạo cũng mang lại nhiều cơ hội, giúp các nghệ sĩ có thể tiết kiệm thời gian và tập trung hơn vào khía cạnh sáng tạo. Bằng cách sử dụng A.I như một công cụ hỗ trợ, nghệ sĩ có thể mở rộng khả năng sáng tác và khám phá các thể loại âm nhạc mới.Cuối cùng, A.I trong âm nhạc không chỉ thay đổi cách chúng ta sáng tác mà còn cách chúng ta tiêu thụ âm nhạc. Các nền tảng phát nhạc trực tuyến đã và đang sử dụng các tính năng tiên tiến này để đưa ra gợi ý âm nhạc phù hợp với sở thích của người nghe, tạo ra trải nghiệm nghe nhạc ngày càng cá nhân hóa. Trí tuệ nhân tạo cũng có thể hỗ trợ trong giáo dục âm nhạc, giúp học viên cải thiện kỹ năng và cung cấp phản hồi theo thời gian thực, từ đó nâng cao hiệu quả học tập và mở ra cánh cửa cho nhiều người yêu âm nhạc.Dù A.I đã đạt được nhiều tiến bộ, nhưng sự sáng tạo độc đáo và chiều sâu cảm xúc của con người vẫn là điều mà công nghệ chưa thể hoàn toàn tái tạo. Đây sẽ là công cụ hỗ trợ mạnh mẽ cho nghệ sĩ, giúp họ vượt qua những giới hạn trong sáng tác và tạo ra những tác phẩm âm nhạc mới mẻ, thay vì thay thế hoàn toàn con người trong quá trình sáng tạo.
POWERED BY
ONECMS - A PRODUCT OF
NEKO