Chế độ ăn cho người bệnh ung thư xương
Đối với người bệnh ung thư xương, chế độ ăn rất quan trọng, giảm nguy cơ suy dinh dưỡng, giúp ngăn ngừa các biến chứng và nguy cơ tử vong liên quan đến ung thư, nâng cao sức đề kháng để đáp ứng phương pháp điều trị ung thư...
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn với người bệnh ung thư xương
GS.TS Lê Thị Hương, Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện K cho biết, dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong chăm sóc người bệnh ung thư kể từ khi người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh. Ung thư là một bệnh mạn tính, trực tiếp ảnh hưởng đến cơ quan khởi phát bệnh và có thể di căn đến các vị trí khác, gây ra một loạt các biến chứng, trong đó có tác động tiêu cực đến tình trạng dinh dưỡng.Dinh dưỡng tốt rất quan trọng đối với người mắc bệnh ung thư. Tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh giúp ích cho người bệnh trong quá trình điều trị. Điều này có thể giúp người bệnh ung thư nói chung và ung thư xương nói riêng khỏe mạnh hơn, giúp duy trì cân nặng hợp lý, giúp chống lại nhiễm trùng. Chế độ ăn tốt giúp người bệnh ngăn ngừa hoặc kiểm soát một số tác dụng phụ của việc điều trị.Cơ thể người bệnh cần năng lượng để chống lại bệnh tật, nâng cao thể trạng trong các giai đoạn như hóa trị, xạ trị và các phương pháp điều trị khác. Tác dụng phụ của hóa trị có thể khiến người bệnh buồn nôn, gây mất hoặc thay đổi cảm giác thèm ăn hoặc thậm chí làm cho thức ăn có vị khác.Một số loại thực phẩm người bệnh từng yêu thích có thể khiến họ cảm thấy buồn nôn. Đây cũng là giai đoạn mà người bệnh dễ sụt giảm cân, suy dinh dưỡng và điều này rất bất lợi. Một số phương pháp điều trị ung thư có thể gây tăng cân. Điều quan trọng là vẫn phải tập trung vào việc ăn uống lành mạnh để giúp kiểm soát việc tăng cân trong quá trình điều trị.
2. Các dưỡng chất cần thiết cho người bệnh ung thư xương
Theo các bác sĩ BV K, một số khuyến nghị dinh dưỡng chung cho người bệnh điều trị ung thư bao gồm:- Duy trì cân nặng lý tưởng: Đối với nhiều người bệnh, nên tránh giảm cân bằng cách dung nạp đủ lượng calo mỗi ngày. Đối với những người bệnh thừa cân – béo phì, cần giảm cân.
- Sử dụng chất dinh dưỡng thiết yếu: gồm protein, carbohydrate, lipid, vitamin, khoáng chất và nước.
- Tập luyện tích cực, phù hợp khi có thể như đi bộ hằng ngày ngay cả khi không có ý định giảm cân bởi vì hạn chế vận động (ngồi hoặc ngủ quá nhiều) dễ gây giảm khối lượng cơ, tăng lượng mỡ cơ thể.
- Thực hiện một mô hình ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều rau và trái cây, một lượng vừa phải ngũ cốc, các nguồn protein thực vật như các loại hạt, đậu nành, cùng các loại thịt như cá, thịt gia cầm, thịt nạc hoặc sản phẩm từ sữa ít béo.

3. Chế độ ăn chay và ung thư
BS.CK2 Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng đơn vị Điều trị ban ngày, Bệnh viện ĐH Y dược TPHCM cho biết, người ăn chay nên ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình. Tốt nhất nên đủ các nhóm thực phẩm như chất đạm (nguồn gốc từ thực vật như đậu, đỗ, nấm; các sản phẩm từ sữa (sữa tươi, bơ, phô mai, sữa chua...), chất béo (các loại dầu ép, hạt có dầu), các loại tinh bột/đường (gạo, ngô, khoai), các loại rau, hoa, quả, muối khoáng.Trong phòng và điều trị ung thư, điều quan trọng là phải có chế độ ăn uống cân bằng, chứ không phải thiên lệch về trường phái ăn uống nào đó. Ăn uống cân bằng tức là sẽ tận dụng được các nguồn dinh dưỡng cho cơ thể và hạn chế tác hại khi ăn quá nhiều thực vật hay động vật.Trên thực tế, chế độ ăn thuần chay đòi hỏi phải cắt bỏ tất cả các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Điều này có nghĩa là không có thịt, cá, trứng hoặc sữa.Người ăn chay sử dụng thực phẩm có nguồn gốc thực vật để thay thế protein, một số vitamin B và canxi trong chế độ ăn uống của họ mà những người khác có được từ thực phẩm có nguồn gốc động vật. Do vậy, người bệnh ung thư, trong đó có ung thư xương nếu ăn chay phải thực hiện đúng cách, để bảo đảm dinh dưỡng cân bằng.4. Thực phẩm bệnh nhân ung thư cần tránh
Mục tiêu của chế độ ăn uống của bệnh nhân ung thư là giúp cơ thể khỏe mạnh và cân đối dinh dưỡng để chống lại ung thư, đối phó với các tác dụng phụ của quá trình điều trị. Tránh các loại thực phẩm có ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng, cũng như bất kỳ thứ gì khiến người bệnh buồn nôn hoặc khó nhai, nuốt hoặc tiêu hóa.Người bệnh cần tránh các loại thực phẩm cay, nhiều chất béo, thức ăn nhanh, đồ chiên, đồ uống có cồn, đồ uống có gas hoặc caffeine... điều chỉnh độ đặc của thực phẩm nếu khó nhai, khó nuốt. Mục tiêu chung của quá trình điều trị là duy trì cân nặng và sức mạnh của người bệnh.Biết và tuân thủ các hạn chế chế độ ăn uống thường xuyên. Nếu người bệnh ung thư xương bị đái tháo đường, hãy chú ý đến lượng đường trong máu, vì một số phương pháp điều trị ung thư có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Nếu người bệnh có vấn đề về tim, hãy theo dõi lượng natri nạp vào cơ thể.Luôn đọc nhãn thực phẩm để biết thành phần của thực phẩm và liệu nó có phù hợp với chế độ dinh dưỡng của người bệnh hay không.
5. Một số hướng dẫn dinh dưỡng với người bệnh ung thư
Khi bắt đầu điều trị, việc tuân theo chế độ ăn uống thông thường của người bệnh ung thư xương có thể trở nên khó khăn.Người bệnh ung thư có thể nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết từ một chế độ ăn uống cân bằng. Trường hợp gặp khó khăn trong việc tuân theo chế độ ăn uống cân bằng, bác sĩ sẽ tư vấn bổ sung vitamin, khoáng chất và thảo dược phù hợp với thể trạng của từng người bệnh.Vì vậy khi muốn dùng bất kỳ chất bổ sung nào trong chế độ ăn uống, trước tiên hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng và dược sĩ.An toàn thực phẩmTrong quá trình điều trị ung thư, cơ thể gặp khó khăn trong việc chống lại nhiễm trùng. Điều quan trọng hơn bao giờ hết là đảm bảo rằng thực phẩm người bệnh đang ăn là an toàn. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh do thực phẩm và các bệnh nhiễm trùng khác.Giữ nướcGiữ nước (uống đủ chất lỏng) trong quá trình điều trị ung thư. Người bệnh bổ sung nước cho cơ thể bằng nước lọc, thực phẩm như súp, nước dùng, nước ép trái cây và rau quả, trà thảo dược, sữa…Trong quá trình điều trị, chuyên gia dinh dưỡng có thể đề xuất một số loại thực phẩm giúp người bệnh nạp thêm calo, bổ sung nhiều protein hơn hoặc ăn uống thoải mái hơn.Theo SK&ĐS