Bạn có nhớ vệ sinh cho AirPods của mình không?
Với sự bùng nổ của các thiết bị công nghệ nhét tai như AirPods hoặc máy trợ thính, nhiều người đeo chúng mỗi ngày để nghe nhạc, họp trực tuyến hoặc hỗ trợ thính lực. Song, việc làm sạch những thiết bị này đôi lúc bị bỏ qua.

Khảo sát của Forbes Health
Một khảo sát trực tuyến trên 2.000 người trưởng thành tại Mỹ do Forbes Health ủy quyền vừa tiết lộ: gần 1/3 số người được hỏi vệ sinh tai nghe ít nhất mỗi tuần – thậm chí mỗi ngày. Vậy chúng ta có đang chăm sóc đúng cách cho những “người bạn” công nghệ nhỏ bé này?- Mức độ sử dụng cao: Theo khảo sát, trung bình 34% người tham gia dùng tai nghe 1 - 2 giờ mỗi ngày, 22% dưới 1 giờ, và 21% dùng 3 - 4 giờ. Tổng kết, con số trung bình là khoảng 3 giờ/ngày cho việc đeo tai nghe.
- Tần suất vệ sinh: Vài lần một tuần (28%) và mỗi ngày (26%) là hai mốc phổ biến nhất. Tiếp theo lần lượt là một lần một tuần (17%), vài lần một tháng (12%), không bao giờ (7%), một lần một tháng (5%), vài lần một năm (3%) và một lần một năm (1%).
- Khác biệt theo thế hệ: Gen Z, Millennials và Gen X thích vệ sinh thiết bị vài lần mỗi tuần, trong khi Baby Boomers có tỷ lệ cao hơn ở việc vệ sinh hằng ngày (23%).

Góc nhìn thính học với việc vệ sinh tai nghe
Bác sĩ thính học Abigail Friend, Au.D., khuyến cáo nếu bạn đeo máy trợ thính hoặc AirPods trong nhiều giờ liên tục, cần chú ý hơn đến việc làm sạch. Bà gợi ý lịch trình vệ sinh thiết bị mỗi tối, trước khi đi ngủ, có thể giúp ngăn chặn tối đa sự tích tụ của vi khuẩn và nấm mốc. Ngoài ra, để bảo đảm hiệu suất thiết bị, nên dùng bàn chải nhỏ, máy hút mini hoặc khí nén để thổi bay bụi. Sau đó, hãy khử trùng bằng cồn isopropyl nồng độ 70% hoặc dung dịch micellar để loại bỏ vi khuẩn còn sót lại.Với những người đeo tai nghe cường độ cao trong môi trường nóng ẩm hoặc vận động mạnh, số lần vệ sinh khuyến nghị có thể tăng lên: sau mỗi buổi tập hoặc mỗi khi bạn cảm thấy thiết bị ẩm ướt. Việc “để dành” cho lần vệ sinh cuối tuần đôi khi không đủ, vì tai nghe hằng ngày tiếp xúc với mồ hôi và các chất bẩn khác nhau, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm sinh sôi.Tai nghe tích tụ bụi bẩn, mồ hôi và ráy tai không chỉ làm giảm chất lượng âm thanh, mà còn có thể gây khó chịu, viêm tai, thậm chí lây lan vi khuẩn cho khu vực ống tai. Một số người có cơ địa tiết nhiều ráy tai hơn bình thường, khiến việc “bít lỗ” tai nghe trở nên phổ biến. Qua đó, họ cần chú trọng vào việc vệ sinh kỹ càng hơn hoặc thậm chí thăm khám bác sĩ thường xuyên để làm sạch tai.Nếu bạn dùng AirPods, Apple cũng có hướng dẫn chính thức về cách vệ sinh tai nghe trên trang hỗ trợ của hãng. Hơn nữa, với máy trợ thính, ngoài khâu vệ sinh thủ công, việc bảo dưỡng định kỳ ở cơ sở y tế cũng vô cùng quan trọng.Theo Forbes