Bài tập phục hồi cho người chấn thương hàm mặt
Bên cạnh các phương pháp điều trị chấn thương hàm mặt, chăm sóc, vệ sinh thì việc thực hiện các bài tập cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc phục hồi và đề phòng các biến chứng ở người bệnh này.
1. Tác dụng của các bài tập cho người chấn thương hàm mặt
Đối với người bệnh chấn thương hàm mặt, việc thực hiện các bài tập theo hướng dẫn của chuyên gia y tế là rất quan trọng để đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi.Các bài tập này thường bao gồm việc duy trì sự linh hoạt và sức mạnh của các cơ bị tổn thương, giúp bệnh nhân dễ dàng ăn uống và giao tiếp, đồng thời duy trì hoặc cải thiện khả năng nhai và nói.Cũng giống như nhiều bài tập vận động đối với những bệnh khác, các bài tập vùng hàm mặt là phương pháp tốt để tăng cường lưu thông máu, giảm co kéo, tăng cường sự linh hoạt của cơ, đồng thời cũng là phương pháp giúp người bệnh giảm căng thẳng, thư giãn hơn, qua đó giúp giảm đau hiệu quả.Một trong những biến chứng thường gặp của bệnh nhân chấn thương hàm mặt là khít hàm, đặc biệt là những bệnh nhân phải cố định trong quá trình điều trị. Biến chứng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.Các bài tập vận động vùng hàm mặt sẽ giúp tăng sự linh hoạt của các cơ vùng này, giảm co kéo từ đó hỗ trợ dự phòng và phục hồi biến chứng khít hàm.Thông qua các lợi ích như giảm đau, tăng cường sự linh hoạt của các cơ, các bài tập là cách hiệu quả để phục hồi chức năng vùng hàm mặt, hỗ trợ rất lớn cho người bệnh sau khi hồi phục.2. Các bài tập phục hồi chức năng cho người bệnh chấn thương hàm mặt
Bài tập mở miệng một phần và toàn phầnBài tập này hiệu quả trong việc giảm đau sau chấn thương hàm mặt. Bài tập mở và đóng miệng một phần được thực hiện tương tự như cách một con cá vàng mở và đóng miệng. Mục tiêu của bài tập là tăng phạm vi chuyển động, linh hoạt và giảm độ cứng khớp thái dương hàm, đồng thời giúp thư giãn các cơ xung quanh khớp hàm, làm cho việc di chuyển hàm trở nên dễ dàng hơn.Bài tập mở miệng toàn phần là bài tập mở miệng rộng nhất có thể trong khi giữ lưỡi trên vòm miệng và các cơ xung quanh khớp hàm thư giãn. Bài tập này giúp kéo giãn và tăng cường cơ bắp hỗ trợ hàm, giảm căng thẳng và đau do chấn thương hàm mặt. Bài tập mở miệng hỗ trợ kéo giãn, giảm căng thẳng, giảm đau do chấn thương hàm mặt
Bài tập mở miệng có kháng lực giúp người bệnh chấn thương hàm mặt hồi phục nhanh hơn
Di chuyển hàm từ bên nọ sang bên kia giúp giảm đau và tăng cường sự linh hoạt các cơ vùng mặt cho người chấn thương hàm mặt
3. Lưu ý khi tập luyện với người bị chấn thương hàm mặt
Thời điểm tập tốt trong ngày: Người bị chấn thương hàm mặt nên tập luyện ít nhất 1 lần các bài tập vùng hàm mặt vào thời gian phù hợp với lịch sinh hoạt, làm việc của cá nhân mình.Khi bệnh ở giai đoạn cấp hay cơ thể mệt mỏi: Trong giai đoạn này người bệnh nên nghỉ ngơi, không thực hiện các bài tập nếu không có sự hướng dẫn của chuyên gia.Cách tập không gây hại sức khỏeTheo đúng chỉ định của bác sĩ: Người bệnh chấn thương hàm mặt, đặc biệt là người bệnh có gãy xương hàm mặt cần có thời gian cố định theo chỉ định của thầy thuốc, chỉ tập luyện khi đã tháo cố định và được thầy thuốc cho phép.Tập há miệng to dần, đồng thời với quá trình chuyển dần từ thức ăn mềm sang thức ăn bình thường. Trong quá trình này cũng cần tránh tuyệt đối các loại thực phẩm cứng và dẻo.Người bệnh chấn thương hàm mặt nên tập luyện theo chỉ định của bác sĩ.
Tập kết hợp: Người chấn thương hàm mặt, đặc biệt là sau khi cố định hàm thường xuất hiện hạn chế động tác há miệng, lúc này có thể kết hợp với các phương pháp như xoa nắn, chườm nóng để hỗ trợ các bài tập mở miệng.Chú ý kết hợp các bài tập với chế độ dinh dưỡng và vệ sinh răng miệng trong quá trình chăm sóc người bệnh. Đồng thời người bệnh cũng có thể phối hợp thêm với các phương pháp giúp giảm căng thẳng, và duy trì tư thế tốt.Trong quá trình điều trị và tập luyện phải tuân thủ các nguyên tắc điều trị, có sự theo dõi của thầy thuốc và khám lại ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường.Theo SK&ĐS