Ăn bánh chưng ngày Tết lưu ý gì để tránh hại sức khỏe?
Không chỉ có nguy cơ béo phì, tăng số đo vòng eo chóng mặt sau Tết, ăn bánh chưng theo 4 kiểu dưới đây còn dễ sinh bệnh, thậm chí có nguy cơ ung thư.
1. Ăn bánh chưng rán
Ăn bánh chưng rán dễ béo hơn bình thường (Ảnh minh họa)
2. Ăn bánh chưng đã lên mốc
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), thời tiết ngày Tết nồm ẩm, do đó rất dễ khiến bánh chưng bị mốc. Bánh chưng mốc không nên ăn vì gây ra nhiều tác hại sức khỏe (Ảnh minh họa)
3. Ăn bánh chưng với dưa hành khi bị bệnh tim mạch, cao huyết áp
Dưa hành muối ăn kèm sẽ giúp tiêu hóa bánh chưng nhanh chóng hơn. Do đó, khi ăn bánh chưng, chúng ta nên ăn kèm dưa chua, hành muối, kim chi… để tiêu hóa tốt hơn, giúp tránh tăng cân.Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (Nguyên Viện phó Viện Dinh dưỡng quốc gia) nhận định, đối với người mắc bệnh cao huyết áp và tim mạch thì không nên ăn bánh chưng kèm dưa hành muối vì không tốt cho sức khỏe do dưa hành muối có nhiều muối.Không nên ăn bánh chưng với dưa hành khi bị bệnh tim mạch, cao huyết áp (Ảnh minh họa)
Nhóm đối tượng này tốt nhất ăn bánh chưng không có thêm dưa hành muối đi kèm để tránh hại sức khỏe.4. Ăn bánh chưng tùy thích khi bị bệnh tim mạch, tiểu đường
Không phải ai cũng có thể ăn bánh chưng trong các bữa ăn dịp năm mới. Bánh chưng là món ăn rất giàu năng lượng, chứa nhiều chất béo, đạm, vitamin, đường.Điều đáng nói là 1/8 chiếc bánh chưng thông thường vào dịp Tết đã có giá trị dinh dưỡng của một bát cơm đầy có kèm thức ăn. Do đó, bánh chưng rất thích hợp cho người muốn tăng cân, người gầy, suy dinh dưỡng.Đó cũng là lý do ăn nhiều bánh chưng cực có hại cho một số người mắc bệnh lý về chuyển hóa. Chúng ta đều biết ăn nhiều bánh chưng là nguyên nhân dẫn đến "tăng cân không phanh" sau Tết.Người ăn kiêng, trẻ con béo phì không nên ăn bánh chưng. Người có tiền sử bệnh tim mạch, cao huyết áp, rối loạn đường huyết, mỡ máu cao cần hạn chế ăn bánh chưng.Theo Phụ nữ số/Kênh 14