Chủ đề
Ăn gì gây hại cho gan? Tránh xa 8 loại thực phẩm này ngay!
Gan đóng vai trò là cơ quan chuyển hóa trong cơ thể. Để tránh gây hại cho gan, cần thận trọng khi ăn những loại thực phẩm sau.
Các chức năng chính của gan là tiêu hóa, lưu trữ chất dinh dưỡng và giúp loại bỏ các chất có hại khỏi máu. Vì vậy những gì bạn ăn có tác động trực tiếp đến sức khỏe của gan và có thể gây bệnh cho gan. Dưới đây là những thực phẩm gây hại gan bạn cần tránh xa..
Thực phẩm nấm mốc gây hại cho gan
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Vũ Thanh Tuấn cho biết, khi ăn phải thực phẩm bị nấm mốc, gan của bạn sẽ phải hoạt động nhiều hơn bình thường để giúp cơ thể loại bỏ độc tố.
Hơn nữa, những độc tố trong thực phẩm nấm mốc còn có thể là tác nhân gây hại cho gan, làm tăng nguy cơ ung thư gan cùng với một số loại ung thư đường tiêu hóa khác như ung thư dạ dày, ung thư thực quản.
Thực phẩm chứa nhiều cyanide
Chất cyanide (xyanua) khi đi vào cơ thể, dưới tác động của enzyme đường ruột chúng sẽ trở thành axit cyanhydric (HCN) rất độc hại, gây tổn thương gan và với liều lượng lớn có thể gây tử vong, vô cùng nguy hiểm.
Những thực phẩm chứa cyanide nếu ăn một lượng không lớn, dù không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng cũng gây nên nhiều triệu chứng khó chịu như đau ngực, tức ngực, lú lẫn, chóng mặt, đau mắt, chảy nước mắt, khó thở, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, nhịp tim và hơi thở nhanh hoặc chậm bất thường, cảm giác bồn chồn, nôn mửa… Nặng hơn có thể bị co giật, mất ý thức, hôn mê, tổn thương đa tạng và hệ thần kinh.
Chất độc này thường có trong sắn (khoai mì) và măng sống chưa được chế biến kỹ. Tuy nhiên, hạnh nhân, đậu lima chưa được sơ chế kỹ, hay hạt trái cây như đào, táo, mơ cũng có thể chứa lượng nhỏ cyanide.
Ngoài con đường ăn uống, việc tiếp xúc qua da, hít phải chất cyanide cũng có khả năng khiến cơ thể bị nhiễm độc. Vì vậy, không chỉ cẩn thận khi ăn uống, lúc chế biến các thực phẩm này cũng cần cẩn thận.
Các loại thức ăn nhanh hay thức ăn đóng hộp
Hiện nay, do cuộc sống quá bận rộn nên nhiều người thường chọn thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp để tiết kiệm thời gian.
Tuy nhiên, đây là thói quen không hề tốt cho sức khỏe. Phần lớn những loại thức ăn này sẽ chứa chất bảo quản, có thể gây hại cho sức khỏe.
Hơn nữa, nếu ăn thường xuyên, những chất bảo quản độc hại sẽ có nguy cơ tích tụ lại trong cơ thể, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhất là sức khỏe gan và thận.
Ngoài ra, các loại thức ăn nhanh cũng chứa nhiều đường, muối, chất béo, dầu mỡ,… không tốt cho gan của bạn.
Ngũ cốc mọc mầm
Ngũ cốc mọc mầm hoặc nổi mốc có thể gây ngộ độc cấp tính với biểu hiện nôn mửa, tiêu chảy, choáng váng.
Có trường hợp ngộ độc mạn tính do sự tích tụ độc tố lâu dài trong cơ thể. Hóa chất, độc tố tiết ra từ bào tử nấm mốc khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao, có thể tích tụ trong cơ thể, độc cho gan, tăng nguy cơ ung thư.
Thời tiết nồm ẩm là điều kiện thuận lợi để các vi sinh vật gây nấm mốc phát triển trên thực phẩm như ngũ cốc, trái cây khô, các loại hạt và gia vị. Các loại nấm mốc có thể sinh ra độc tố gây đột biến gene với nhiều mức độ khác nhau như aflatoxin, ochratoxin A, patulin, fumonisin, zearalenone và nivalenol.
Chất béo bão hoà gây hại cho gan
Chất béo bão hòa có thể làm tăng cholesterol “xấu” (LDL) trong cơ thể và tăng nguy cơ mắc bệnh tim và gan mật, khiến gan nhiễm mỡ. Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu có thể tiến triển thành sẹo gan (xơ gan), ung thư gan và suy gan.
Hầu hết chất béo động vật là chất béo bão hòa. Thực phẩm có chứa tỷ lệ chất béo bão hòa cao bao gồm mỡ lợn, thịt và các sản phẩm từ sữa như phô mai, bơ, kem, các loại dầu như dầu dừa, dầu cọ.
Nước giải khát chứa đường và tinh bột tinh chế tác động đến cân nặng, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến gan. Gan hỗ trợ chuyển hóa carbohydrate, protein và chất béo mà cơ thể tiêu thụ, sau đó lưu trữ dưới dạng glycogen, vitamin và khoáng chất để sử dụng. Đây cũng là cơ quan chính để xử lý đường fructose.
Trong khi đó, nước ngọt chứa nhiều các chất tạo ngọt siro giàu fructose (HFCS). Vì vậy, sử dụng nhiều nước ngọt sẽ tác động lên gan.
Thức ăn nhanh gây hại cho gan
Ăn thức ăn nhanh có thể làm tăng lượng calo, cholesterol, đường, muối, tổng chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa… dẫn đến béo phì và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đau tim và đột quỵ.
Nghiên cứu mới đây cho thấy, lạm dụng thức ăn nhanh còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người mắc bệnh béo phì hoặc đái tháo đường hấp thụ 1/5 hoặc hơn lượng calo hàng ngày của họ từ thức ăn nhanh có lượng chất béo trong gan tăng cao nghiêm trọng so với những người ăn ít hoặc không ăn thức ăn nhanh.
Việc tiêu thụ một lượng lớn chất béo bão hòa và chất làm ngọt đã qua chế biến từ thức ăn nhanh khiến cơ thể tích tụ chất béo trong gan. Sự tích tụ này càng trầm trọng hơn ở những người bị kháng insulin.
Đó có thể là nguyên nhân những người mắc bệnh đái tháo đường và béo phì đặc biệt dễ bị tổn thương gan, đặc biệt là gan nhiễm mỡ.
Đồ uống có cồn
Uống nhiều đồ uống có cồn có thể dẫn đến rối loạn chức năng gan. Nếu nồng độ cồn nạp vào cơ thể quá cao thì đòi hỏi gan phải mất nhiều thời gian để xử lý. Nếu gan hoạt động quá tải, cồn tích tụ sẽ thành chất rất độc khiến gan ngày càng bị suy yếu, làm tăng men gan, viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan.
Nguy cơ này còn trầm trọng hơn ở những người nghiện rượu nặng. Nếu đã bị bệnh về gan, cần tránh tất cả các loại đồ uống có cồn để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.
Theo VTCNews và Sức Khỏe Đời Sống
7 thói quen cần phải từ bỏ ngay để bảo vệ chức năng gan (doctor247.vn)