40% Gen Z và Millennials sẽ "chìm dần" vào nợ nần trừ khi thực hiện 4 thay đổi sau - Doctor247

40% Gen Z và Millennials sẽ “chìm dần” vào nợ nần trừ khi thực hiện 4 thay đổi sau

“Doom spending” hay chi tiêu kiểu tuyệt vọng là khi đối phó với căng thẳng quá mức, mọi người thường tự xoa dịu bản thân bằng nhiều cách khác nhau – từ ăn uống, ngủ nghỉ, uống rượu bia, hoặc tất nhiên, chi tiêu. Và rồi, nợ nần thành yếu tố tất yếu.

40% Gen Z và Millennials đang "chìm dần" vào nợ nần
40% Gen Z và Millennials đang “chìm dần” vào nợ nần

Theo một khảo sát của Credit Karma vào tháng 10, hơn 1/4 người Mỹ cho biết họ chi tiêu trong tuyệt vọng vì lo lắng lạm phát, chi phí sinh hoạt, tình hình quốc tế và bầu cử. Các thế hệ trẻ dường như có nguy cơ cao hơn, với 37% Gen Z và 39% Millennials thừa nhận hành vi chi tiêu này.

Điều này đặc biệt đáng lo ngại: theo một báo cáo từ Bankrate năm nay, 1/3 người Mỹ nói rằng họ không có khoản tiết kiệm ngắn hạn. Bên cạnh đó, 38% Gen Z và Millennials tin rằng việc xây dựng tài sản tài chính khó khăn hơn so với thế hệ cha mẹ họ, do tình hình kinh tế hiện tại.

Dưới đây là một số lời khuyên từ các chuyên gia về cách giảm bớt thói quen “chi tiêu trong tuyệt vọng”.

Đặt giới hạn trước khi nợ nần

Hanna Grichanik, cố vấn tài chính cá nhân tại Northwestern Mutual, cho rằng hoàn toàn ngừng chi tiêu cá nhân trong lúc căng thẳng không phải là giải pháp triệt để và cũng không thực tế. Thay vào đó, khi bạn khao khát “liệu pháp mua sắm”, hãy dùng điểm thưởng, phiếu giảm giá hoặc mã khuyến mãi để “bù trừ chi phí.”

Grichanik nói: “Thủ thuật nhỏ này cho phép bạn tiếp tục tìm cách tiết kiệm nhưng vẫn có thể tận hưởng thứ mình đang thèm muốn.” Việc đặt ra quy tắc chỉ mua sắm khi có giảm giá sẽ biến trải nghiệm thành một trò chơi, giúp bạn tư duy về sức khỏe tài chính dài hạn.

Giới hạn và đặt ra các mục tiêu có thể đo lường được để hạn chế chi tiêu
Giới hạn và đặt ra các mục tiêu có thể đo lường được để hạn chế chi tiêu dẫn đến nợ nần

Đặt mục tiêu tài chính có thể đo lường

Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, tiền bạc vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây căng thẳng cho người Mỹ. Nhưng hình thành thói quen tài chính lành mạnh và tiết kiệm tiền – dù chậm nhưng ổn định – có thể giảm căng thẳng tương lai do gánh nặng tài chính.

Angela Fontes, phó chủ tịch chính sách và nghiên cứu tại Financial Health Network, từng chia sẻ với tạp chí Fortune, hãy bắt đầu bằng việc mỗi tuần dành ra 10 USD. Không có gì diễn ra trong một sớm một chiều, nhưng với sự đều đặn và một mục tiêu thời gian cụ thể, việc tiết kiệm có thể hiệu quả.

Bà cũng gợi ý việc nhờ chuyên gia giúp đỡ, ví dụ như chuyển tiền vào tài khoản tiết kiệm lãi suất cao.

Tạo rào cản với việc chi tiền dẫn đến nợ nần

Tương tự như cách một số người cất điện thoại vào hộp để không lướt mạng, Grichanik gợi ý bạn nên tạo trở ngại để việc chi tiêu trở nên khó khăn hơn.

Bà nói: “Một ví dụ là xóa thông tin thẻ tín dụng đã lưu trên trình duyệt hoặc ví điện tử Apple để đảm bảo việc mua hàng không diễn ra quá dễ dàng.”

Hãy tự tạo trở ngại để việc chi tiêu trở nên khó khăn hơn
Hãy tự tạo trở ngại để việc chi tiêu trở nên khó khăn hơn

Dựa vào những công cụ giảm căng thẳng thay thế

Có thể hữu ích nếu bạn lập một danh sách những cách giảm căng thẳng không tốn nhiều tiền, ghi chú trong điện thoại. Gọi cho một người bạn có thể giúp bạn cảm thấy gắn kết hơn.

Thực hành thiền chánh niệm có thể thiết lập lại hệ thần kinh. Tham gia các sự kiện cộng đồng miễn phí, như tình nguyện hoặc đêm giao lưu tài năng, sẽ giúp bạn kết nối với mọi người, cảm thấy có mục đích hơn, từ đó giảm căng thẳng và tăng hạnh phúc.

Vì vậy, dù việc tự thưởng bằng tiền bạc lúc căng thẳng có vẻ dễ chịu, vấn đề nằm ở chỗ phải điều độ và dựa vào nhiều kỹ năng đối phó lành mạnh để xoa dịu sự khó chịu mà không làm cạn ví.

Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận